Có nên thực hiện sàng lọc ung thư phổi sớm với chụp cắt lớp vi tính ngực liều xạ thấp hàng năm

Ung thư phổi là căn nguyên gây tử vong hàng đầu, gây ra khoảng một phần ba số các trường hợp tử vong liên quan đến ung thư. Chỉ tính riêng ở Mỹ trong năm 2014 đã có 159.260 số trường hợp tử vong liên quan ung thư phổi

[hello]

[hello name=”JOS VAN HUU”]

Bất chấp những tiến bộ trong chẩn đoán sớm, và điều trị ung thư phổi, tỷ lệ sống sau 5 năm ở những bệnh nhân ung thư phổi cũng chỉ tăng rất chậm chạp từ mức 11,4% còn sống sau 5 năm (năm 1975) tăng lên mức 16,6% còn sống sau 5 năm (nghiên cứu năm 2009). Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng nhận ra, quá nửa số trường hợp ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn đã có di căn, tỷ lệ sống sau 5 năm ở những bệnh nhân này giảm xuống rõ rệt chỉ còn 3,9%. Tuy nhiên, nếu các bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm, hiệu quả điều trị được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ sống sau 5 năm ở những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn I là 53,5% (hiện mới chỉ có khoảng 15% các trường hợp ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, chưa có di căn).

Như vậy có thể nhận thấy rõ vai trò của chẩn đoán sớm ung thư phổi. Các dữ liệu nghiên cứu gần đây cho thấy, với những bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư phổi, việc tiến hành sàng lọc chẩn đoán sớm ung thư bằng chụp cắt lớp với liều xạ thấp hàng năm tăng được thêm 20% số trường hợp ung thư phổi được phát hiện khi so với chụp x quang phổi thông thường.

Chính nhờ những lợi ích rõ rệt như vậy, do đó, nhiều khuyến cáo hiện nay đang đề nghị đưa chụp cắt lớp vi tính ngực liều xạ thấp, tiến hành hàng năm là phương pháp tốt để sàng lọc, phát hiện ung thư phổi sớm.
Ở Việt Nam, trong điều kiện hiện nay, chúng tôi đề xuất chụp cắt lớp vi tính ngực với liều xạ thấp, tiến hành hàng năm, cho chẩn đoán sớm ung thư phổi ở những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi, bao gồm:
– Hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm (lưu ý: cùng số lượng thuốc hút như nhau, nhưng lượng thuốc đó hút trong thời gian dài hơn thì nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn);
– Tiếp xúc khói, bụi, ô nhiễm nghề nghiệp, sống trong môi trường nhiễm xạ;
– Tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi
Kỹ thuật chụp thông thường được đề xuất là chụp cắt lớp ngực, với việc chụp nhanh, trong một lần hít vào tối đa, kéo dài không quá 25 giây, liều chụp được đặt ở mức 2mSv (so với liều chuẩn 7mSv). Hình ảnh được tái tạo ở cửa sổ nhu mô, khoảng cách lớp cắt 1-2,5mm, độ phân giải cao

TS. Nguyễn Thanh Hồi – Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng – Giảng viên bộ môn Nội – Đại học Y Dược Hải Phòng
Email: hoinguyenthanhbm@gmail.com

Tin liên quan ...