Thông khí không xâm nhập ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Tác động của áp lực thở máy trên chất lượng giấc ngủ

Đại cương: Mặc dù thông khí nhân tạo không xâm nhập áp lực dương cao (HI-NPPV) ưu việt hơn thông khí nhân tạo không xâm nhập áp lực dương thấp (LI-NPPV) trong kiểm soát tình trạng tăng CO2 do giảm thông khí ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Tuy nhiên nó cũng làm gia tăng dò khí, và điều này làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bệnh nhân. Do đó, nghiên cứu này nhằm đánh giá sự khác biệt về chất lượng cuộc sống giữa HI-NPPV và LI-NPPV.
Phương pháp:
Nghiên cứu ngẫu nhiên, cắt ngang, có kiểm soát so sánh chất lượng giấc ngủ ở những bệnh nhân sử dụng HI-NPPV (áp lực đường thở trung bình: 29 ± 4 mbar) và những bệnh nhân sử dụng LI-NPPV (áp lực đường thở trung bình 14 mbar) được tiến hành trên 17 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tăng CO2 mạn tính đã quen với HI-NPPV.
Kết quả:
Mười ba bệnh nhân (FEV 1 trung bình: 27% ±11% giá trị dự báo) hoàn tất nghiên cứu; 4 bệnh nhân từ chối ngủ với LI-NPPV. Không có sự khác biệt về chất lượng giấc ngủ giữa các nhóm điều trị (P > 0,05), với sự khác biệt trung bình là – 3.0% (95% CI, 2 10.0 tới 3.9; P = 0.36). Tuy nhiên, PaCO2 thấp hơn ở nhóm sử dụng HI-NPPV so với nhóm LI-NPPV, với sự khác biệt trung bình là 6.4 mm Hg (95% CI, 2 10.9 tới 2 1.8; P 5 .01).
Kết luận:
Ở những bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thở máy không xâm nhập với áp lực cao, kéo dài trong chế độ HI-NPPV hầu như không ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ khi so với thở máy không xâm nhập áp lực thấp trong LI-NPPV. Bên cạnh đó, áp lực cao có hiệu quả hơn trong thông khí phế nang. Do vậy, HI-NPPV là tiếp cận đầy hứa hẹn đối với các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; tuy nhiên vẫn cần thêm những nghiên cứu lớn khác nữa để khẳng định điều này.
TS. Nguyễn Thanh Hồi, Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Bạch Mai, dịch từ tóm tắt: CHEST 2011; 140(4):939–945

Tin liên quan ...