Xử trí khi bị gãy xương

Mọi trường hợp gãy xương đều cần chăm sóc y tế. Nếu gãy xương lớn như xương đùi, cánh tay, cẳng chân, xương sườn... hãy gọi ngay cấp cứu 115, cơ sở y tế gần nhất hoặc đưa bệnh nhân đi khám cáp cứu.

Gọi ngay cấp cứu khi có những tình huống sau
– Nếu bệnh nhân không đáp ứng, không thở hoặc không cử động: gọi cấp cứu 115, người trợ giúp sau đó tiến hành ngay Cấp cứu theo trình tự ABC.
– Khi có chảy máu nặng
– Đè ép hoặc cử động nhẹ gây đau.
– Biến dạng chân, tay.
– Xương gẫy hở.
– Các ngón tay hoặc ngón chân ở tay hoặc chân gãy có biểu hiện tê cóng hoặc tái lạnh.
– Nghi ngờ gãy xương vùng đầu, cổ hoặc lưng.
– Nghi ngờ gãy xương háng, khung chậu.
Các loại gãy xương:
– Gãy xương kín: phần xương gãy không làm rách da.
– Gãy xương hở: xương gãy chọc thủng da ra môi trường bên ngoài.
Các biểu hiện gãy xương
– Đau tại chỗ hoặc ngay sát chỗ gãy xương
– Phù nề
– Sưng to tại chỗ gãy
– Biến dạng chỗ gãy
– Khó hoặc không cử động được
– Sờ vùng gãy nghe có tiếng lạo xạo
Tiến hành ngay những việc sau trong khi chờ hỗ trợ y tế:
– Dừng chảy máu. Ép nhẹ trên vết thương đang chảy máu với băng vô trùng, khăn sạch hoặc miếng vải sạch.
– Bất động vùng tổn thương. Đừng cố xếp lại xương gãy, nhưng nếu có thể, bạn hãy dùng một khúc gỗ để cố định phần cơ thể bị gãy để tránh di động trong khi di chuyển: dùng khúc gỗ hoặc ván cứng, sau đó áp sát vào phần có xương gãy, dùng một dây buộc phía trên và một dây buộc phía dưới chỗ xương gãy, sau khi cố định cần kiểm tra mạch máu phía dưỡi chỗ cố định để đánh giá tuần hoàn máu có bị ảnh hưởng không, nếu có cần xem xét nới lỏng chỗ cố định.
– Áp túi đá lạnh vào vùng tổn thương để giảm đau, giảm phù nề cho đến khi có nhân viên y tế đến. Không áp trực tiếp đá vào vế thương, hãy bọc đá lạnh trong khăn hoặc túi vải hoặc nilon.
– Điều trị sốc. Nếu bệnh nhân choáng, sốc hoặc thở nhanh, ngắn ==> đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp hơn chân và thân giúp tăng cường máu về não
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Dịch từ Mayo Clinic)

Tin liên quan ...