Hậu quả của giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn ra khó hồi phục, đặc biệt là các phế quản trung bình. Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn ra khó hồi phục, đặc biệt là các phế quản trung bình. Hậu quả của bệnh giãn […]

Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn ra khó hồi phục, đặc biệt là các phế quản trung bình.

Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn ra khó hồi phục, đặc biệt là các phế quản trung bình. Hậu quả của bệnh giãn phế quản gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, sức lao động, học tập, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy vậy, có thể phòng ngừa được bệnh này.

Vì sao bị giãn phế quản?

Có hai loại giãn phế quản, đó là giãn phế quản mắc phải và giãn phế quản bẩm sinh.

Giãn phế quản mắc phải chiếm tỷ lệ rất cao (90%). Loại bệnh này, hầu hết là do mắc phải, tức là đã mắc một bệnh nào đó về đường hô hấp hoặc có liên quan đến bệnh hệ thống đường hô hấp (viêm họng, mũi, thanh quản, xoang hoặc viêm răng miệng).

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do virut (Herpes), vi khuẩn (H.influenzae, S.pneumoniae, M.catarrhalis, S. pyogens, Staphylococcus, vi khuẩn lao hoặc vi nấm). Các loại vi khuẩn và virut này gây viêm long phế quản, gây ứ đọng chất dịch, do đó gây ho và làm tăng áp lực trong lòng phế quản, hậu quả là làm giãn phế quản nếu để bệnh kéo dài không điều trị.

Đặc biệt là bệnh lao phổi sẽ làm xơ hóa phế quản, tổ chức phổi gây biến dạng phế quản, chít hẹp phế quản làm ứ đọng, cản trở hô hấp, từ đó phế quản bị giãn ra. Đồng thời, khi các chất ứ đọng càng nhiều thì càng kích thích gây ho làm tăng áp lực trong lòng phế quản càng làm giãn phế quản.

Giãn phế quản cần được điều trị sớm tránh những hậu quả xấu.

Ngoài ra, polyp phế quản, lao hạch gây chèn ép phế quản hoặc do tiếp xúc hóa chất độc hại lâu ngày, nghiện thuốc lá, thuốc lào cũng làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, nhất là niêm mạc các phế quản gây giãn phế quản.

Giãn phế quản bẩm sinh chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10%), thường gặp ở tuổi còn trẻ, phổi có hiện tượng “phổi đa nang” và có thể có các bẩm sinh khác kèm theo.

feac2f36fd7840050b7c674ad345be56

 

Biểu hiện của bệnh giãn phế quản

Người bệnh có thể bị sốt trong giai đoạn có nhiều chất nhầy và mủ ứ đọng trong phế quản. Sốt có thể lên trên 380C. Kèm theo sốt là ho kéo dài, rất nhiều đờm lẫn với mủ.

Dịch đờm thường có 3 lớp khá rõ: lớp trên là bọt, lớp giữa là chất nhầy và lớp dưới cùng là mủ đặc quánh.Mùi của dịch đờm, mủ rất hôi khi người bệnh khạc ra. Một số người bệnh khạc ra đờm, dịch có lẫn máu do các mao mạch ở thành phế quản chịu áp lực mạnh khi người bệnh ho, khạc làm cho niêm mạc của phế quản bị tổn thương gây chảy máu (trừ trường hợp lao phổi, khạc máu do tổn thương ở tổ chức phổi).

Người bệnh có thể ho thành từng cơn vào sáng sớm lúc vừa ngủ dậy (người có tuổi thường ho vào ban đêm, nhất là mùa rét). Người bệnh mệt mỏi, chán ăn (nhất là trẻ em sẽ chậm phát triển về thể chất lẫn tinh thần).

Lồng ngực có thể bị biến dạng (bên bị giãn phế quản bé hơn bên lành). Đau tức ngực và khó thở là hiện tượng thường thấy ở người giãn phế quản, nhưng tức ngực chiếm tỷ lệ cao hơn là khó thở.

Tuy nhiên, có trường hợp tức ngực và khó thở song song với nhau nên người bệnh rất mệt mỏi. Một dấu hiệu điển hình có thể gặp ở một số người bệnh giãn phế quản là móng tay hình mặt đồng hồ (hình vòm) hoặc phía cuối của đốt cuối ngón tay có hiện tượng to ra (ngón tay dùi trống).

Xét nghiệm và thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh giãn phế quản (chụp Xquang phổi, chụp phế quản có cản quang, soi phế quản hoặc đo khí máu…), kèm theo xét nghiệm đờm.

Lời khuyên của bác sĩ

Khi phát hiện bị bệnh đường hô hấp cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được điều trị dứt điểm. Cần vệ sinh đường hô hấp trên (họng, hầu, răng, miệng…) sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ và súc họng nước muối nhạt.

Đối với trẻ sơ sinh và những người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao, cần được tiêm phòng vaccin phòng lao. Cần nâng cao thể trạng, đặc biệt là trẻ em bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cần tập thể dục đều đặn, đúng bài bản và luôn giữ cho bộ máy hô hấp hoạt động bình thường, tránh cảm lạnh đột ngột.

Giãn phế quản có thể đưa đến một số hậu quả xấu cho người bệnh, các trường hợp ổ giãn phế quản tồn tại một thời gian dài, không phát hiện sớm và điều trị đúng thì ổ giãn phế quản có thể lan rộng ra sau nhiều đợt bội nhiễm tái phát, gây áp-xe phổi hoặc gây mủ phế quản, mủ phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng. Từ đó làm suy hô hấp trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến chức năng của tim và nguy hiểm hơn là gây nên suy tim. Trẻ em mắc bệnh giãn phế quản sẽ chậm phát triển cả thể chất và tinh thần.

Tin liên quan ...