So sánh hiệu quả của thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với thuốc kháng cholinergic trong điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao tuổi

Đại cương: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh hô hấp có thể điều trị và dự phòng được, bệnh ảnh hưởng tới 10% - 20% người cao tuổi.

Cả thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài (LABA) và thuốc kháng cholinergic đều có hiệu quả và được khuyến cáo trong điều trị các trường hợp bệnh mức độ trung bình và nặng. Tuy nhiên hiện vẫn chưa nhiều bằng chứng so sánh về tác dụng của hai nhóm thuốc này.
Mục tiêu: so sánh tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm bệnh nhân COPD cao tuổi được điều trị ban đầu với thuốc LABA và nhóm bệnh nhân điều trị ban đầu với kháng cholinergic tác dụng kéo dài.
Thiết kế: Nghiên cứu hồi cứu
Nơi tiến hành nghiên cứu: Ontario, Canada.
Bệnh nhân: bệnh nhân có tuổi > 65 mắc COPD được điều trị LABA dạng hít hoặc thuốc kháng cholinergic (nhưng không dùng đồng thời cả hai thuốc) trong thời gian từ 2003 đến 2007. Các bệnh nhân được theo dõi trong 5,5 năm.
Các đo lường: tỷ lệ tử vong do tất cả các nguyên nhân.
Kết quả: Thu nhận tổng số 46.403 bệnh nhân COPD (tuổi trùng bình: 77; 49% nam giới). Tỷ lệ tử vong chung: 38.2%. Tỷ lệ tử vong ở nhóm dùng thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài dạng hít là thuốc điều trị ban đầu cao hơn tỷ lệ tử vong trong nhóm dùng LABA dạng hít là điều trị ban đầu (adjusted hazard ratio, 1.14 [95% CI, 1.09 to 1.19]). Tỷ lệ khám cấp cứu và nhập viện ở nhóm điều trị kháng cholinergic tác dụng kéo dài cũng cao hơn.
Giới hạn của nghiên cứu: Các bệnh nhân được phân nhóm COPD chỉ dựa vào hô sơ lưu trữ mà không có thông tin về chức năng hô hấp.
Kết luận: Những người cao tuổi mắc COPD mức độ trung bình được điều trị ban đầu với LABA dạng hít dường như có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với nhóm điều trị ban đầu với thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài. Cần tiến hành thêm những nghiên cứu để khẳng định điều này.
Tham khảo chi tiết tại: Ann Intern Med. 2011;154:583-592

Tin liên quan ...