Thuốc lá
-
Nguy cơ mắc ung thư phổi có giảm khi ngừng hút thuốc ?
Người hút thuốc có nguy cơ ung thư phổi cao gấp nhiều lần những người không hút thuốc. Nguy cơ này giảm đi khi ngừng hút thuốc, tuy nhiên, vẫn còn cao hơn nhiều lần những người không bao giờ hút thuốc
-
Hút thuốc lá có phải nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi ?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ung thư phổi, tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, thuốc lá vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh quái ác này
-
Thuốc lá điện tử gây nguy cơ ung thư còn lớn hơn cả hút thuốc lá thông thường
Chúng ta vẫn nhẩm tưởng việc hút thuốc lá điện tử thay cho thuốc lá thông thường sẽ làm giảm thấp nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, thực tế có đúng như vậy ?
-
Khói thuốc và hen phế quản
Khói thuốc lá, thuốc lào, ống điếu, xì gà có thể gây kích thích phổi bạn một cách nhanh chóng và do vậy gây khó thở.
-
Hút thuốc lá và tiếp xúc nghề nghiệp có phải là yếu tố tiên lượng hen phế quản ?
Sau 25 tuổi, chức năng phổi bắt đầu giảm dần theo tuổi. Tình trạng giảm được gia tăng ở những người có hút thuốc, những người nhạy cảm với tác hại của khói thuốc và ở những bệnh nhân hen phế quản kiểm soát kém.
-
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có xu hướng giảm đi không ?
Do tỷ lệ hút thuốc hiện nay còn rất phổ biến (đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), do vậy, trong tương lai, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chắc chắn sẽ chưa thể giảm
-
Có phải hút thuốc lá tất yếu sẽ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ?
Hút thuốc là căn nguyên hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp hút thuốc đều sẽ phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
-
Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ?
Có thể nói có hai nhóm nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhóm nguyên nhân tác động từ bên ngoài: hút thuốc lá, hút thuốc lào, tiếp xúc khói, bụi… và nhóm các căn nguyên từ bên trong người bệnh như: bất thường về gen, tính tăng phản ứng niêm mạc đường thở …
-
Tại sao khói thuốc lá lại độc với các phế quản của tôi ?
Trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc, nhiều chất gây ung thư. Khi hút thuốc, khói thuốc sẽ gây tổn thương toàn bộ cả phế quản, phổi, tim mạch và nhiều bộ phận khác trên cơ thể
-
Hút tẩu, hút xì gà có độc hơn thuốc lá điếu không ? Hút thuốc lá quấn có gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay không ?
Hút bất cứ dạng thuốc nào cũng có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thậm chí, chỉ cần bạn hít thường xuyên khói thuốc do người khác hút rồi phả ra xung quanh cũng có thể gây bệnh cho bạn.
-
X quang phổi có ý nghĩa theo dõi ở những người hút thuốc lá hay không ?
X- quang phổi không có giá trị để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ngoại trừ trường hợp bệnh tiến triển ở những giai đoạn nặng. Tuy nhiên x quang phổi sẽ được chụp thường quy ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhằm mục đích loại trừ các bệnh phổi khác có triệu chứng lâm sàng tương tự (ho, khạc đờm).
-
Những nguyên nhân chủ yếu gây ung thư phổi
U phổi có tỷ lệ khá cao. Khói thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân thường gặp nhất gây ung thư phổi
-
Tại sao tôi cần phải ngừng hút thuốc lá ?
Thuốc lá không chỉ gây COPD mà còn gây bệnh trên tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể.
-
Nếu tôi giảm hút thuốc thì có đủ để làm chậm sự tiến triển của bệnh không ?
Giảm hút thuốc lá không làm giảm sự suy giảm thể tích phổi một cách đều đặn. Sự giảm số lượng thuốc hút hằng ngày sẽ dẫn đến sự biến tấu cách hút thuốc.
-
Thành phần của điếu thuốc lá ? Thành phần của khói thuốc lá ?
Khi hút thuốc, cơ thể có nguy cơ hít vào phổi hơn 4000 hóa chất độc hại
-
Thế nào là nghiện thuốc lá ?
Nghiện thuốc lá là tình trạng phụ thuộc, liên tục phải nghĩ đến hút thuốc lá
-
Thế nào gọi là nghiện tâm lý ?
Nghiện tâm lý chủ yếu liên quan đến việc tìm hiệu ứng tâm lý khi hút thuốc như sảng khoái, vui vẻ, hưng phấn …
-
Thế nào gọi là nghiện hành vi ?
Nghiện hành vi chủ yếu liên quan những thói quen trong cuộc sống của người hút thuốc
-
Thế nào gọi là nghiện thực thể – dược lý ?
Nghiện thực thể – dược lý là tình trạng nghiện gây ra do cơ thể thiếu nicotine
-
Tại sao nicotine lại có thể gây nhiều tác động tâm thần kinh như vậy ?
Nicotine gắn lên các thụ thể thần kinh ở não bộ, gây phóng thích dopamin, serotonine, noradrenaline, từ đó gây các biểu hiện thần kinh như vui vẻ, sảng khoái, tăng chú ý, tăng trí nhớ …
-
Có mối liên quan nào giữa nghiện thuốc lá và nghiện rượu không ?
Hút thuốc lá và uống rượu là hai hành vi thường đi song hành. Người nghiện thuốc lá nặng thường uống nhiều rượu, và ngược lại 95% người nghiện rượu đồng thời cũng nghiện thuốc lá nặng.
-
Người nào hút thuốc lá cũng trở nên nghiện thuốc lá phải không ?
Gen là yếu tố quy định một cá nhân có trở nên nghiện thuốc hay không. Tuy nhiên, chúng ta lại không biết được ai là người có gen nhạy cảm với việc nghiện thuốc lá
-
Hút bao nhiêu điếu một ngày thì không nghiện ?
Hút thuốc từ 1-2 điếu/ ngày đã đủ để gây nghiện. Người trẻ hút thuốc dễ nghiện hơn người cao tuổi. Nữ dễ nghiện hơn nam
-
Hút thuốc lá có thể gây ra những căn bệnh nào ?
Thuốc lá là căn nguyên hàng đầu gây các bệnh tim mạch, ung thư của tất cả các bộ phận trên cơ thể, các bệnh của phổi, dị tật thai nhi, đẻ non …
-
Hút bao nhiêu điếu thuốc lá một ngày thì không có hại cho sức khỏe ?
Khó đánh giá về việc hút bao nhiêu điếu thuốc một ngày sẽ gây hại cho sức khỏe, do tác hại của thuốc lá còn phụ thuộc nhiều vào việc hút nông, hay sâu, vào sự nhạy cảm của mỗi cơ thể với khói thuốc …