Ảnh hưởng của tập luyện trên dòng thở và đặc tính đờm ở bệnh nhân xơ hóa kén
Giãn phế quản là biểu hiện rất thường gặp trong xơ hóa kén. Do lòng phế quản bị giãn rộng, niêm mạc bị tổn thương nặng, do vậy đờm thường xuyên bị ứ lại
Đại cương: Các cơ chế sinh lý của tập luyện giúp làm sạch dịch tiết ở những bệnh nhân xơ hóa kén (CF) chưa được biết rõ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm so sánh tình trạng thông khí, dòng thở và đặc tính đờm sau tập thảm chạy và xe đạp so với nhóm không tập luyện (được gọi là nhóm chứng).
Phương pháp: Tiến hành đo thông khí, dòng thở ở 14 bệnh nhân CF trong vòng 20 phút khi nghỉ, sau tập thảm chạy, và xe đạp, liên tiếp trong 3 ngày. Thảm chạy và đạp xe được thực hiện ở mức tương đương 60% mức tiêu thụ oxy đỉnh. Tiến hành đánh giá lượng đờm, tính chất đờm trước và ngay sau khi tiến hành can thiệp, và sau can thiệp 20 phút.
Kết quả: Khạc đờm được cải thiện sau luyện tập. Thông khí và dòng thở cao hơn rõ rệt ở những bệnh nhân sau tập thảm chạy và sau đạp xe so với nhóm chứng. Mức độ đặc của đờm không thay đổi ở cả ba nhóm. Giảm rõ rệt trở kháng của đờm sau tập thảm chạy so với nhóm chứng, tuy nhiên không có sự khác biệt đáng kể khi so giữa nhóm đạp xe với nhóm chứng.
Kết luận: Cải thiện tình trạng khạc đờm có thể do tăng thông khí, tăng dòng khí thở. Giảm sự bám dính của đờm ở nhóm tập thảm chạy có thể do sự rung lắc của cơ thể trong khi tập luyện.
CHEST 2011; 139(4):870–877
Tin liên quan ...
- Nhiễm khuẩn hô hấp – Thực trạng và thách thức 15/02/2015
- Nghệ thuật sử dụng kháng sinh trong kỷ nguyên đề kháng 15/02/2015
- Biến chứng hô hấp trong bệnh xơ hóa kén 15/02/2015
- Đặt giá đỡ và tạo hình khí phế quản giúp cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân có hội chứng Mounier-Kuhn 15/02/2015
- Một số biện pháp làm loãng đờm 11/02/2015