Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong điều trị hen phế quản ở người lớn

Đại cương: Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản. Sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPIs) nhằm làm cải thiện triệu chứng trong điều trị hen phế quản còn nhiều tranh cãi. Nghiên cứu do vậy tiến hành đánh giá hiệu quả của PPIs trong điều trị hen phế quản.

Phương pháp: tập hợp dữ liệu trên MEDLINE (từ 1950 đến tháng 01/2010), PubMed (từ 1950 tới tháng 01/2010), EMBASE (từ 1980 đến tháng 01/ 2010), và các thử nghiệm lâm sàng trên Cochrane (tới 31/01/2010). Đánh giá các thử nghiệm ngẫu nhiên, bệnh chứng về hiệu quả của PPIs trong điều trị hen phế quản ở người lớn. Kết quả chính là cải thiện lưu lượng đỉnh (PEF) vào buổi sáng. Kết quả phụ bao gồm PEF vào buổi tối, FEV1, điểm triệu chứng hen, bảng điểm chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân hen phế quản.
Kết quả: 11 thử nghiệm (2524 bệnh nhân) đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Nhìn chung, các bệnh nhân sau điều trị PPIs có PEF buổi sáng cao hơn so với nhóm chứng (khác biệt trung bình: 8.68 L/phút [95% CI, 2.35-15.02]). Các phân tích dưới nhóm cho thấy xu hướng cải thiện PEF buổi sáng nhiều hơn ở những nghiên cứu chỉ tiến hành trên những bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (khác biệt trung bình: 16.90 L/phút [95%CI: 0.85-32.95]). Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các kết quả phụ như điểm triệu chứng hen, bảng điểm chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hen, PEF buổi tối, FEV1 giữa nhóm điều trị PPIs và nhóm chứng.
Kết luận: sử dụng PPIs trong điều trị hen mang lại kết quả cải thiện nhỏ PEF buổi sáng có ý nghĩa thống kê. Các kết quả này không đủ thuyết phục về mặt lâm sàng để đưa ra khuyến cáo sử dụng PPIs như là điều trị thường quy cho hen phế quản.

Walter W. Chan, MD, MPH; Eric Chiou, MD; Keith L. Obstein, MD, MPH; April S. Tignor, MD, MPH; Tom L. Whitlock, MD, MPH
Arch Intern Med. 2011;171(7):620-629. doi:10.1001/archinternmed.2011.116

Tin liên quan ...