Dùng Azithromycin hàng ngày làm giảm tần xuất đợt cấp COPD
Ngày 24/05/2011 (Denver, Colorado) — Một nghiên cứu trình bày tại Hội nghị khoa học của Hội Lồng ngực Mỹ năm 2011 đã chứng minh: dùng hàng ngày azithromycin với các điều trị quy chuẩn của COPD làm giảm rõ rệt tần xuất đợt cấp COPD.
Các kháng sinh nhòm Macrolide như azithromycin vừa có tác dụng như một kháng sinh, bên cạnh đó còn có các tác dụng điều hòa miễn dịch, do vậy có thể có lợi cho những bệnh nhân bị xơ hóa kén hoặc những trường hợp có viêm niêm mạc đường thở khác.
Các nghiên cứu đánh giá tác động của các kháng sinh trên đợt cấp COPD chưa đưa đến kết luận cuối cùng, tuy nhiên, theo Giáo sư Richard Albert – Trưởng khoa Nội, trường Đại học Y Colorado ở Denver – Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Có hai nghiên cứu cho kết quả âm tính và 5 nghiên cứu cho kết quả dương tính, tuy nhiên, nghiên cứu lớn nhất cũng chỉ có 109 bệnh nhân, tất cả các nghiên cứu đều đã có đầy đủ kết quả được đặt ra trong thiết kế nghiên cứu”.
Để đánh giá thêm khả năng kháng sinh nhóm macrolide trong kiểm soát các đợt cấp COPD (AECOPD), bác sỹ Albert và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu bệnh chứng, mù đôi, tiến cứu trên 1142 bệnh nhân được cd lâm sàng có mắc COPD, sau đó chia ngẫu nhiên dùng azithromycin 250 mg (n = 558) hoặc placebo (n = 559) hàng ngày trong 1 năm.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm những bệnh nhân có tuổi ≥ 40, có nguy cơ xuất hiện đợt cấp. Tất cả đều được thở oxy hoặc dùng Corticoid đường toàn thân cho điều trị đợt cấp COPD trong năm trước đó.
Các bệnh nhân hen phế quản, giãn phế quản, suy gan, thận, có nhịp nhanh khi nghỉ, khoảng QT kéo dài được loại ra khỏi nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian tới khi xuất hiện AECOPD đầu tiên giữa hai nhóm. Thời gian trung bình tới khi xuất hiện đợt cấp đầu tiên là 266 ngày ở nhóm dùng azithromycin và chỉ có 174 ngày ở nhóm dùng placebo. Tần xuất đợt cấp COPD giữa 2 nhóm cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm dùng azithromycin là 741 đợt cấp, với 1,47 đợt cấp/ bệnh nhân/ năm, trong khi nhóm dùng placebo là 900 đợt cấp, với 1,84 đợt cấp/ bệnh nhân/ năm (P = .004). Số lần khám bác sỹ của nhóm dùng azithromycin cũng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm dùng placebo. Bên cạnh đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ viêm phổi, khoảng QT dài và tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm.
Tham khảo chi tiết tại: American Thoracic Society (ATS) 2011 International Conference: Abstract 22714. Presented May 17, 2011.
Tin liên quan ...
- Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2016 31/12/2015
- Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2015 23/03/2015
- Liệu pháp mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 18/03/2015
- So sánh hiệu quả của thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với thuốc kháng cholinergic trong điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao tuổi 15/02/2015
- Máy thở nhỏ làm cải thiện rõ rệt khả năng dung nạp của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 15/02/2015