Sự khác nhau giữa hen nội sinh và hen ngoại sinh ?
Ngoài cách chia hen phế quản thành hen dị ứng và hen nhiễm khuẩn, hen phế quản còn được chia thành hen nội sinh và hen ngoại sinh
Hen ngoại sinh
Hen ngoại sinh thường khởi phát do các dị nguyên của mô trường bên ngoài như: phấn hoa, lông súc vật, bọ nhà. Khi tiếp xúc với các dị nguyên này sẽ làm khởi phát một phản ứng dị ứng, gây ra các triệu chứng của bệnh hen phế quản. Phản ứng dị ứng thường liên quan với IgE vì vậy gọi là hen cơ địa dị ứng. Hen trẻ em thường là hen ngoại sinh. Những người bị hen ngoại sinh có thể bị những cơn hen với các triệu chứng ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau gây ra bởi các tác nhân khác nhau chứ không phải tất cả do dị nguyên.
Hen nội sinh
Hen nội sinh là hen xuất hiện ở người không có cơ địa dị ứng, bệnh thường khởi phát ở người trưởng thành. Tác nhân gây khởi phát cơn hen thường không đặc hiệu, ví dụ: nhiễm virus, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, khói thuốc hay bụi nhà. Dị ứng với các dị nguyên của môi trường ngoài như phấn hoa, bọ nhà không phải đặc điểm của hen nội sinh.
Không có sự khác biệt giữa hen nội sinh và hen ngoại sinh về tổn thương mô bệnh học đường thở và sự đáp ứng với liệu pháp corticoid trong điều trị.
TS. Nguyễn Thanh Hồi – Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng
Tin liên quan ...
- Vai trò của cúm trong bệnh hen phế quản 11/02/2017
- Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong điều trị hen phế quản ở người lớn 15/02/2015
- Tổng quan về hen phế quản 15/02/2015
- Mẹ dùng kháng sinh khi mang thai hoặc trẻ được dùng kháng sinh sớm sau sinh và nguy cơ hen ở trẻ em: Tổng kết các nghiên cứu 15/02/2015
- Ảnh hưởng của co thắt phế quản trên tái cấu trúc đường thở trong hen phế quản 15/02/2015