Hen phế quản – nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Do tác động của các chất trung gian hóa học gây viêm và vai trò của hệ thần kinh tự động gồm hệ cholinergic, hệ adrenergic và hệ không cholinergic không adrenergic. Định nghĩa Theo GINA 2002 (Global Initiative for Asthma) thì hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản […]

Do tác động của các chất trung gian hóa học gây viêm và vai trò của hệ thần kinh tự động gồm hệ cholinergic, hệ adrenergic và hệ không cholinergic không adrenergic.

Định nghĩa

Theo GINA 2002 (Global Initiative for Asthma) thì hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần tế bào; viêm mạn tính gây nên một sự gia tăng phối hợp sự tăng đáp ứng phế quản dẫn đến những đợt tái diễn của ran rít, khó thở, bó sát lồng ngực và ho đặc biệt xảy ra ban đêm hay vào sáng sớm; những đợt này thường phối hợp với sự tắc nghẽn phế quản lan rộng nhưng thay đổi, sự tắc nghẽn này thường có tính cách hồi phục tự nhiên hay do điều trị. Những quan điểm cơ bản trên đây góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị hen phế quản.

Dịch tễ

Hen phế quản là một bệnh thường gặp, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trẻ em chiếm đa số so với người lớn, tỉ lệ 2/1. Những nghiên cứu dịch tể học trong những năm gần đây cho thấy tần suất trung bình khoảng 5 %, trẻ em dưới 5 tuổi 10 %. Rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tần suất này gia tăng gấp 3 – 4 lần trong những thập niên qua.

Độ lưu hành hen phế quản tại Pháp trong lứa tuổi 18 – 65 tuổi là 3,9 % (Charpin và c.s 1987, Maladies respiratoires 1993, tr 335), tại Ý trong lứa tuổi 5 – 64 tuổi là 5 % (Paolette và c.s 1989, Maladies respiratoires 1993, tr 335). Tại Việt Nam, ở Hà Nội, trong năm 1991 là 3,3 %, năm 1995 tăng lên 4,3 % (Vương Thị Tâm và c.s trong báo cáo của hội nghị tổng kết 5 năm 1991 – 1995 của Viện chống lao và bệnh phổi); ở thành phố Hồ Chí Minh, độ lưu hành hen phế quản là 3,2 (1,39 % (Phạm Duy Linh và c.s báo cáo trong Hội thảo Y dược học lần thứ 5 tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 25 – 27/11/1996), ở thành phố Huế, độ lưu hành hen phế quản năm 2000 là 4,58 (1,12% (Lê Văn Bàng).

004

 

Nguyên nhân

Hen phế quản dị ứng

Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn:

Dị ứng nguyên hô hấp: thường là bụi nhà, các loại bọ nhà như Dermatophagoides pxéronyssimus, bụi chăn đệm, các lông móng các loài gia súc như chó, mèo, chuột, thỏ v.v…; phấn hoa, cây cỏ, hay nghề nghiệp trong các xưởng dệt.

Dị ứng nguyên là thuốc aspirine, kháng viêm không steroide, pennicilline; trứng, một số phẩm nhuộm màu và chất giữ thực phẩm.

Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn:

Vi khuẩn thường gặp là strepxococcus pyogenes, strepxococcus pneumoniae, staphylococcus aureus…

Virus: Thường gặp là virus hợp bào hô hấp, parainfluenza, cúm.

Nấm: Như nấm Cladosporium hay Alternaria, các nấm mốc.

Hen phế quản không do dị ứng

Di truyền: Tiền sử gia đình, liên quan đến kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA.

Gắng sức: Khi gắng sức và nhất là khi ngưng gắng sức.

Thời tiết: Không khí lạnh.

Rối loạn nội tiết: Trong thời kỳ trưởng thành, thời kỳ trước kinh nguyệt, lúc mang thai, thời kỳ mãn kinh.

Yếu tố tâm lý: Tâm trạng lo âu, mâu thuẫn cảm xúc, chấn thương tình cảm.

Cơ chế sinh bệnh

Hen phế quản xảy ra qua 3 quá trình

Viêm phế quản

Là quá trình cơ bản trong cơ chế hen phế quản bắt đầu từ khi diû ứng nguyên lọt và cơ thể tạo ra phản ứng dị ứng thông qua vài trò của kháng thể lgE. Những tế bào gây viên phế quản bao gồm tế bào mast, bạch cầu đa nhân (ái toan, ái kiềm, trung tính), đại thực bào phế nang, bạch cầu đơn nhân, lympho bào và tiểu cầu phóng thích các chất trung gian hóa học gây viêm như histamine, sérotonine, bradykinine, thromboxane, prostaglandine, leucotriène, PAF và một số interleukine.

Co thắt phế quản

Do tác động của các chất trung gian hóa học gây viêm và vai trò của hệ thần kinh tự động gồm hệ cholinergic, hệ adrenergic và hệ không cholinergic không adrenergic.

Tăng phản ứng phế quản

Xảy ra sau khi dị ứng nguyên vào cơ thể, qua tác động của các tế bào gây viêm. Đây là một trạng thái bệnh lý không đặc hiệu cho hen phế quản.

Tin liên quan ...