Hen phế quản ở trẻ em

Hen phế quản không di truyền, thông thường, cha mẹ chỉ di truyền cho con yếu tố cơ địa dễ mắc hen. Với cơ địa dễ mắc hen này, nếu trẻ em tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố gây hen như: nuôi chó, mèo, khói thuốc lá, khói thuốc lào, ô nhiễm không […]

Hen phế quản không di truyền, thông thường, cha mẹ chỉ di truyền cho con yếu tố cơ địa dễ mắc hen. Với cơ địa dễ mắc hen này, nếu trẻ em tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố gây hen như: nuôi chó, mèo, khói thuốc lá, khói thuốc lào, ô nhiễm không khí, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên… khi đó trẻ sẽ xuất hiện bệnh hen.

Hen phế quản (HPQ) là bệnh hay gặp ở trẻ em. Hiện nay bệnh đang có xu hướng tăng lên rất nhanh đồng thời với sự ô nhiễm môi trường không khí do khói và bụi đặc biệt là ở các thành phố lớn. Bạn hãy tưởng tượng xem mỗi ngày có bao nhiêu lượng khói thải vào không khí mà chúng ta hít thở. Khói từ các nhà máy, từ các phương tiện giao thông đặc biệt là các loại ô tô, xe máy, từ các bếp than, bếp củi,… Chính vì vậy mà tỷ lệ HPQ ở nước ta cũng như trên thế giới đều tăng lên rất nhanh.

Nguyên nhân gây bệnh:

Nếu như trước đây người ta cho rằng HPQ chủ yếu là do co thắt phế quản gây nên các đợt ho và khó thở thì hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng HPQ là quá trình viêm mạn tính ở đường hô hấp với các đợt bệnh nặng lên gây nên cơn hen cấp tính. Ở nhiều trẻ các cơn bệnh này hay xảy ra vào ban đêm mỗi khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, mỗi khi có gió mùa đông bắc tràn về các tỉnh phía bắc.
Cần phải nghĩ đến HPQ khi thấy xuất hiện các đợt ho và thở khò khè tái đi tái lại có thể xảy ra một cách tự nhiên, nhưng thông thường hay xảy ra trong các hoàn cảnh sau:

– Trẻ bị nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp, khi đó trẻ thường có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho,…
– Trẻ tiếp xúc với các loại khói bụi, đặc biệt là các loại khói bếp than ở các khu tập thể hiện nay. Các loại khói thuốc lá, thuốc lào, đặc biệt ở các gia đình có bố, mẹ hoặc ông bà hút thuốc lá, thuốc lào. Các loại bụi, đặc biệt là bụi nhà từ các chăn, nệm, thảm len trải sàn nhà.
– Trẻ ăn các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, ốc, hến và các hải sản khác.
– Trẻ hay chạy nhảy, chơi đùa nghịch nhiều.
– Sau khi uống một số loại thuốc kháng viêm nhóm không steroide như aspirin chẳng hạn.
– Thay đổi cảm xúc quá mạnh như cười nhiều hoặc khóc nhiều.

sneeze-(1)..

Điều trị:

Nhờ những hiểu biết trên đây mà cách điều trị HPQ đã có những tiến bộ rất rõ rệt và cho hiệu quả cao. Vậy khi trẻ bị HPQ cần chọn sử dụng những thuốc gì? Các thuốc giãn phế quản dạng hít và khí dung hiện đang có tác dụng rất tốt để cắt các cơn ho cấp tính. Có thể sử dụng ngay tại nhà 1 trong 2 loại thuốc sau đây khi trẻ có cơn ho và khó thở:
– Ventolin hoặc bricanyl hoại hộp xịt hít thở, mỗi lần xịt thở 2 cái và có thể nhắc lại sau 20 phút nếu cần thiết. Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cần phải sử dụng thêm một dụng cụ gọi là buồng hít để thở qua đó.
– Thuốc dự phòng cơn hen hiện đang có rất nhiều trên thị trường bao gồm các chế phẩm kết hợp của thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài và corticoid đường phun hít. Các chế phẩm hiện sử dụng phổ biến là: symbicort (thuốc dùng theo đường hít) và seretide (có 2 dạng thuốc hít và thuốc xịt). Liều dùng của thuốc thay đổi theo mức độ nặng, nhẹ của từng trẻ bị hen, nhưng nhìn chung được chia làm 2 lần: dùng buổi sáng và buổi tối. Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, cũng vẫn cần phải sử dụng thêm một dụng cụ gọi là buồng hít để thở qua đó. Cần cho trẻ xúc miệng sau xịt hoặc hít các thuốc này để tránh nấm họng.
– Với những trẻ nhỏ tuổi, việc dùng thuốc dạng xịt hoặc hít ít hiệu quả, trong trường hợp đó có thể cho trẻ dùng thêm Singulaire (Montelukast).

Phòng bệnh thế nào?

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại khói, bụi. Chẳng hạn như không nên sử dụng bếp than, bếp củi hoặc không nên hút thuốc lá trong nhà có trẻ bị HPQ.
– Cần phải theo dõi trẻ để phát hiện xem những loại thức ăn nào hay làm cho trẻ phát sinh cơn ho hen để kiêng, không ăn những loại thức ăn đó. Đặc biệt cần chú ý đến các đồ hải sản như tôm, cua, ghẹ rất dễ gây dị ứng và phát sinh cơn hen.
– Không nên dùng các loại thảm len trải sàn nhà.
– Không nên nuôi chó mèo hoặc các loại vật nuôi có lông khác vì trẻ dễ hít phải các loại lông thú cũng phát sinh cơn hen.
– Không nên để trẻ con chơi đùa, nghịch quá sức trong thời gian điều trị dự phòng.
Làm được như vậy thì bệnh hen không còn là một bệnh không thể chữa khỏi được sau nhiều tháng hoặc nhiều năm chữa trị và theo dõi cẩn thận.

Tin liên quan ...