Làm gì khi bị xúc vật cắn ?
Bạn đã từng bị xúc vật cắn chưa ? Câu trả lời chắc chắn là có, thậm chí có nhiều người còn bị nhiều lần. Vậy cần làm gì khi bị xúc vật cắn ?
Nếu bạn hoặc con bạn bị súc vật cắn, hãy làm theo hướng dẫn sau:
Vết thương nhỏ: Nếu vết cắn không phá vỡ da và không có nguy cơ xuất hiện bệnh dại, xử trí như với vết thương nhỏ. Rửa vết thương cẩn thận với xà phòng và nước. Bôi mỡ có kháng sinh lên vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng, sau đó phủ vết thương bằng băng sạch.
Với vế cắn sâu: Nếu vết cắn sâu và có chảy máu, dùng miếng vải khô, sạch ép lên vết thương, sau đó đến khám bác sỹ.
Vết cắn nhiễm trùng: Nếu có dấu hiệu của nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau gia tăng ==> cần đến khám ngay bác sỹ.
Khi nghi ngờ có bệnh dại: Nếu bạn nghi ngờ động vật dại cắn như bị cắn bởi các động vật nuôi, thả tự do, không rõ tình trạng tiêm chủng ==> cần đến khám bác sỹ ngay.
Các bác sỹ khuyến cáo tiêm phòng uốn ván mỗi 10 năm. Nếu lần tiêm phòng gần nhất cách đây trên 5 năm, trong khi vết cắn của bạn bẩn, sâu, bác sỹ thường khuyến cáo tiêm thêm một mũi củng cố. Mũi củng cố nên được tiêm trong vòng 48 giờ.
Phần lớn các trường hợp động vật nuôi cắn là chó, tuy nhiên, nguy cơ gây nhiễm trùng vết cắn với các vết cắn do mèo cao hơn. Các vết cắn từ các động vật chưa được tiêm phòng hoặc không rõ nguồn gốc có nguy cơ gây bệnh dại.
Tin liên quan ...
- Sốc phản vệ là gì ? 15/02/2015
- Bạn cần làm gì để sẵn sàng đối phó với sốc phản vệ ? 15/02/2015
- Những biện pháp cần thực hiện ngay khi phát hiện người bị sốc phản vệ 15/02/2015
- Sốt là gì ? 15/02/2015
- Có những loại nhiệt kế nào ? 15/02/2015