Mức độ nặng của hen phế quản
Bạn cần luôn biết bệnh của mình nặng ở mức độ nào. Việc đánh giá mức độ nặng của bệnh dựa chủ yếu vào việc xuất hiện các triệu chứng hen về ban ngày và ban đêm.
Nếu có điều kiện, bệnh nhân hen phế quản có thể tự đo được lưu lượng đỉnh hoặc được đo chức năng thông khí phổi (FEV1). Đánh giá mức độ nặng của bệnh rất quan trọng trong công tác theo dõi và điều trị hen phế quản.
Hen Bậc 4
– Triệu chứng ban ngày dai dẳng thường xuyên
– Hạn chế hoạt động thể lực
– Thường có cơn hen về đêm
– Lưu lượng đỉnh > hoặc = 60%; mức độ dao động > 30%
Hen Bậc 3
– Triệu chứng ban ngày thường có hàng ngày
– Cơn hen gây hạn chế hoạt động bình thường.
– Triệu chứng hen về đêm >1 lần/ tuần
– Lưu lượng đỉnh >60% và < 80%. Dao động của lưu lượng đỉnh >30%
Hen Bậc 2
– Cơn hen ban ngày: > hoặc = 1lần/ tuần nhưng 2 lần/ tháng
– Lưu lượng đỉnh > hoặc = 80%; và dao động 20-30%.
Hen Bậc 1
– Cơn hen ban ngày < 1lần/ tuần.
– Giữa các cơn không có triệu chứng
– Cơn hen về đêm < 2lần/ tháng – Lưu lượng đỉnh > hoặc = 80%; Dao động <20%
Bạn có bất kỳ triệu chứng hen thuộc bậc hen nào nặng hơn là đủ để xếp mức độ nặng của bạn ở bậc đó. Ví dụ nếu tất cả các triệu chứng hen của bạn đều có mức độ nặng tương ứng hen bậc 3, nhưng đêm nào bạn cũng có cơn khó thở (tương ứng mức độ nặng ở bậc 4) thì bệnh hen của bạn được xếp vào bậc 4.
TS. Nguyễn Thanh Hồi – Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng
Tin liên quan ...
- Vai trò của cúm trong bệnh hen phế quản 11/02/2017
- Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong điều trị hen phế quản ở người lớn 15/02/2015
- Tổng quan về hen phế quản 15/02/2015
- Mẹ dùng kháng sinh khi mang thai hoặc trẻ được dùng kháng sinh sớm sau sinh và nguy cơ hen ở trẻ em: Tổng kết các nghiên cứu 15/02/2015
- Ảnh hưởng của co thắt phế quản trên tái cấu trúc đường thở trong hen phế quản 15/02/2015