Mục tiêu của điều trị tràn khí màng phổi ?
Khi xuất hiện khí trong khoang màng phổi, việc đầu tiên mà hầu hết các bệnh nhân và thầy thuốc đều nghĩ tới là làm sao hút hết được khí trong khoang màng phổi, vậy còn những mục tiêu nào khác trong điều trị tràn khí màng phổi ?
Có hai mục tiêu chính trong điều trị tràn khí màng phổi:
1. Hút hết khí khoang màng phổi
2. Tránh tái phát tràn khí khoang màng phổi
Dựa trên từng bệnh nhân cụ thể mà thầy thuốc sẽ có những lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Trường hợp tràn khí màng phổi lần đầu, xuất hiện tự nhiên, ở người trẻ (tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát): nếu lượng khí màng phổi ít, khoảng cách màng phổi tạng – thành ngực < 2cm: bệnh nhân chỉ cần thở oxy là đủ. Trường hợp tràn khí màng phổi mức độ nhiều, khoảng cách màng phổi tạng – thành ngực > 2cm: bệnh nhân cần được đặt ống dẫn lưu màng phổi để hút dẫn lưu khí liên tục.
Trường hợp tràn khí màng phổi trên bệnh nhân đã có bệnh phổi từ trước (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi cũ, giãn phế nang, …) bệnh nhân sẽ được chỉ định đặt ống dẫn lưu vào khoang màng phổi ngay cả khi lượng khí trong khoang màng phổi ít.
Các phương pháp điều trị nhằm tránh tái phát tràn khí màng phổi thường được đặt ra cho những trường hợp tràn khí màng phổi đã tái phát, tràn khí màng phổi ở người có nhiều bóng, kén khí (thấy trên phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực), tràn khí màng phổi ở người đã có bệnh phổi từ trước, hoặc có biểu hiện dò khí liên tục sau 4 ngày hút dẫn lưu màng phổi.
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
Tin liên quan ...
- Nhiễm khuẩn hô hấp – Thực trạng và thách thức 15/02/2015
- Nghệ thuật sử dụng kháng sinh trong kỷ nguyên đề kháng 15/02/2015
- Sự suy giảm vai trò của phẫu thuật trong bệnh lý màng phổi 15/02/2015
- Tràn khí màng phổi thường gặp trong sinh thiết phổi 15/02/2015
- Sử dụng chất hoạt hóa Plasminogen tổ chức và DNase trong nhiễm trùng màng phổi 15/02/2015