Vai trò của tiêm Vac xin cho các bệnh nhân giãn phế quản
Giãn phế quản là bệnh không được điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chủ yếu nhằm vào việc điều trị tốt mỗi khi có đợt bội nhiễm và dự phòng các đợt bùng phát do bội nhiễm. Tiêm vac xin là một trong những biện pháp quan trọng giúp tránh được các đợt […]
Giãn phế quản là bệnh không được điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chủ yếu nhằm vào việc điều trị tốt mỗi khi có đợt bội nhiễm và dự phòng các đợt bùng phát do bội nhiễm. Tiêm vac xin là một trong những biện pháp quan trọng giúp tránh được các đợt bội nhiễm
Khi biết mình bị giãn phế quản, bạn nên đề nghị bác sỹ hướng dẫn để được tiêm phòng vac xin đầy đủ. Hai loại vac xin thường được tiêm bao gồm: (1) Vac xin cúm: loại này được tiêm hàng năm, và (2) Vac xin phòng phế cầu: 5 năm tiêm một lần.
Việc tiêm phòng hai loại vac xin này giúp tránh được hầu hết các đợt nhiễm cúm và viêm đường hô hấp do phế cầu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng hô hấp.
Khi tránh được các đợt nhiễm trùng hô hấp, bệnh giãn phế quản sẽ được giữ ổn định hơn. Bệnh nhân sẽ sống lâu hơn và thoải mái hơn
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
Tin liên quan ...
- Ảnh hưởng của tập luyện trên dòng thở và đặc tính đờm ở bệnh nhân xơ hóa kén 15/02/2015
- Nhiễm khuẩn hô hấp – Thực trạng và thách thức 15/02/2015
- Nghệ thuật sử dụng kháng sinh trong kỷ nguyên đề kháng 15/02/2015
- Biến chứng hô hấp trong bệnh xơ hóa kén 15/02/2015
- Đặt giá đỡ và tạo hình khí phế quản giúp cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân có hội chứng Mounier-Kuhn 15/02/2015