Xử trí khi bị chảy máu mũi

Chảy máu mũi là biểu hiện thường gặp. Thông thường chúng gây khó chịu nhiều hơn là một cấp cứu thực sự, tuy nhiên trong một số trường hợp chảy máu mũi nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Trong số các trẻ em và người trẻ, chảy máu mũi thường bắt đầu từ vách mũi, ngay bên trong mũi, vách mũi chia tách hai bên mũi.
Ở những người trung niên, chảy máu mũi có thể bắt đầu từ vách, nhưng chúng cũng có thể bắt đầu từ những vị trí sâu hơn ở phía sau (những trường hợp này thường ít gặp). Chảy máu mũi thường xuất hiện tự phát và khó dừng, chúng thường cần sự trợ giúp của các nhân viên y tế.
Chăm sóc chảy máu mũi:
– Ngồi thẳng và cúi cầu về phía trước. Việc ngồi thẳng giúp làm giảm áp các mạch máu ở mũi, do vậy làm hạn chế chảy máu. Ngồi cúi đầu giúp máu chảy ra ngoài do vậy bệnh nhân ít nguy cơ hít phải hoặc nuốt máu.
– Kẹp mũi. Dùng hai đầu ngón trỏ và ngón cái kẹp cả hai lỗ mũi, sau đó thở bằng miệng. Việc kẹp mũi như vậy kéo dài trong 5 tới 10 phút. Thủ thuật này giúp ép thành mũi và vách mũi, đồng thời làm tăng áp lực mũi do vậy giúp hạn chế và trong nhiều trường hợp làm ngừng chảy máu.
– Phòng chảy máu mũi tái phát sau khi đã ngừng, không ngoáy mũi hoặc xì mũi, đồng thời không để đầu thấp trong ít nhất vài giờ sau chảy máu mũi. Luôn giữ đầu bạn cao hơn tim.
– Nếu chảy máu tái phát, xì mũi mạnh để làm sạch mũi, sau đó xịt mũi với thuốc xịt chứa các thuốc co mạch: oxymetazoline (Afrin, Neo-Synephrine, hoặc các thuốc khác). Sau đó kẹp mũi bằng tay như mô tả bên trên và gọi cho bác sỹ hoặc đến khám cấp cứu.
Khám cấp cứu nếu:
– Chảy máu kéo dài trên 20 phút
– Chảy máu mũi sau tai nạn do ngã hoặc sau chấn thương đầu có thể gây gãy, chấn thương mũi gây chảy máu mũi
Với những trường hợp chảy máu mũi xuất hiện thường xuyên
– Bạn cần khám bác sỹ nếu chảy máu mũi thường xuyên xuất hiện, bác sỹ có thể tiến hành đốt các mạch máu ở mũi là nguyên nhân gây chảy máu. Đốt là kỹ thuật sử dụng hiệu ứng nhiệt của dòng điện bạc nitrate hoặc laser làm đông mạch máu lại. Đôi khi các bác sỹ có thể dùng những miếng gạc hoặc bóng nhựa để chèn ép lỗ mũi làm ngừng chảy máu.
– Gọi bác sỹ hoặc khám cấp cứu ngay nếu bạn xuất hiện chảy ,áu mũi khi đang dùng các thuốc chống đông như aspirin hoặc warfarin (Sintrom). Bác sỹ có thể ngừng hoặc điều chỉnh liều thuốc giúp bạn.
– Thở oxy qua mũi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu mũi. Để giảm nguy cơ này thường cần thở oxy đã qua bình làm ẩm do vậy làm tăng độ ẩm trong khí thở, giảm nguy cơ chảy máu mũi.
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Dịch từ Mayo Clinic)

Tin liên quan ...