Xử trí khi bị chảy máu nặng
Khi phát hiện một trường hợp chảy máu, bạn cần xử trí theo đúng trình tự sau
Nếu có thể, trước khi cố gắng làm ngừng chảy máu, bạn nên rửa tay, đeo găng để tránh nhiễm trùng. Không nên sắp xếp lại những phần di lệch. Nếu vết thương ở bụng gây di lệch các tạng, không nên cố đưa chúng về vị trí ban đầu. Phủ vết thương với khăn sạch.
Trong các trường hợp chảy máu nặng, thực hiện các bước sau:
1. Đặt bệnh nhân nằm. Nếu có thể, đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn phần thân người, chân nâng cao. Vị trí này giúp làm tăng lượng máu tập trung về não và các tạng. Nếu có thể hãy để vùng chảy máu ở chỗ cao.
2. Khi đeo găng, hãy loại bỏ tất cả những vật bẩn, mảnh tổ chức chết ở vết thương. Không loại bỏ những dị vật lớn, nằm sâu trong vết thương. Không thăm dò hoặc cố gắng làm sạch vết thương. Nhiệm vụ hàng đầu của bạn chỉ là làm dừng chảy máu.
3. Ép trực tiếp lên vết thương. Dùng băng vô trùng, vải sạch hoặc thậm chí một mảnh vải. Nếu không có gì bên cạnh, hãy dùng chính bàn tay của bạn.
4. Ép liên tục cho đến khi máu ngừng chảy. Giữ ít nhất 20 phút, trong thời gian đó không được bỏ ép để xem máu dừng chảy hay chưa. Bạn có thể duy trì lực ép bởi băng ép hoặc dùng băng dính.
5. Không di chuyển băng ép. Nếu máu tiếp tục chảy và thấm qua băng vết thương. Thay băng và thêm những vật liệu thấm phủ bề mặt băng.
6. Ép động mạch phía trên vết thương nếu thấy cần thiết. Nếu máu không dừng chảy khi đã ép trên vết thương, hãy ép động mạch phía trên vết thương. Ở cánh tay là vùng bên trên, phía trong cánh tay, ngay trên khuỷu tay. Ở chân là vùng khoeo chân. Ép động mạch lên nền xương cứng. Giữ nguyên ngón tay ép, tay còn lại tiếp tục đè ép trên vết thương.
7. Bất động phần cơ thể có vết thương khi máu đã dừng chảy. Đưa cáng đến và chuyển bệnh nhân đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.
Nếu nghi ngờ có chảy máu trong ổ bụng, lồng ngực, hãy gọi ngay cấp cứu 115 hoặc cơ sở y tế gần nhất.
Các dấu hiệu của chảy máu trong bao gồm:
– Chảy máu từ các khoang của cơ thể (như tai, mũi, hậu môn, âm đạo).
– Nôn máu hoặc ho máu
– Tụ máu ở cổ, ngực, ổ bụng hoặc mạng sườn (giữa xương sườn và háng)
– Những vết thương thấu sọ, ngực, bụng
– Thành bụng căng, cứng, ấn thấy có phản ứng và đau
– Gẫy xương
– Sốc, gợi ý bằng các dấu hiệu mệt, lo lắng, khát hoặc da nhăn nheo
Tin liên quan ...
- Sốc phản vệ là gì ? 15/02/2015
- Bạn cần làm gì để sẵn sàng đối phó với sốc phản vệ ? 15/02/2015
- Những biện pháp cần thực hiện ngay khi phát hiện người bị sốc phản vệ 15/02/2015
- Làm gì khi bị xúc vật cắn ? 15/02/2015
- Sốt là gì ? 15/02/2015