Bệnh nhân áp xe phổi thường được làm những xét nghiệm gì ?
Khi nghi ngờ hoặc đã chẩn đoán một người bị áp xe phổi, các bác sỹ thường cần tiến hành làm thêm các xét nghiệm sau để chẩn đoán, và đánh giá mức độ nặng của người bệnh:
1. Xét nghiệm các tế bào máu: thường thấy hình ảnh nhiễm trùng thể hiện bằng số lượng bạch cầu tăng > 10 giga/lít, trong đó tăng chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính.
2. Xét nghiệm chức năng gan, thận và một số chỉ số sinh hóa máu khác: nhằm đánh giá các bệnh lý kèm theo giúp tiên lượng bệnh nhân khi điều trị.
3. Chụp X quang phổi và cắt lớp vi tính: giúp xác định chẩn đoán áp xe phổi khi thấy hình ảnh hang tròn, với hình mức nước – hơi nằm ngang trên phim. Có thể có 1 hay nhiều ổ áp xe, một bên hoặc hai bên. Nên tiến hành chụp thêm phim cắt lớp vi tính để đánh giá tình trạng nhu mô phổi.
4. Cấy máu tìm vi khuẩn: được tiến hành khi bệnh nhân có sốt > 38,5 độ C. Khi phát hiện thấy vi khuẩn gây bệnh, các chuyên gia vi sinh thường sẽ làm thêm thử nghiệm đánh giá mức độ kháng thuốc của vi khuẩn (kháng sinh đồ )
5. Nhuộm soi trực tiếp và nuôi cấy vi khuẩn từ đờm, dịch phế quản hoặc mủ ổ áp xe. Làm kháng sinh đồ nếu thấy vi khuẩn.
6. Nội soi phế quản: nhằm tìm hiểu sự thông thoáng trong lòng đường thở, loại trừ dị vật đường thở. Hút sạch dịch, mủ và lấy các dịch này làm xét nghiệm tế bào và tìm căn nguyên gây bệnh (vi khuẩn, nấm)
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
Tin liên quan ...
- Cập nhật viêm phổi do Burkholderia pseudomallei 13/03/2020
- Nghệ thuật sử dụng kháng sinh trong kỷ nguyên đề kháng 15/02/2015
- Một số biện pháp làm loãng đờm 11/02/2015
- Kỹ thuật hút đờm 11/02/2015
- Hút đờm và các biện pháp dẫn lưu đờm 11/02/2015