Xử trí cấp cứu ban đầu điện giật
Nguy hiểm của điện giật phụ thuộc hiệu điện thế và mức độ dòng điện chạy qua cơ thể, tình trạng sức khỏe chung của người bệnh và khoảng thời gian người bệnh được điều trị.
Hãy gọi cấp cứu 115 hoặc cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau:
• Ngừng tim
• Nhịp tim bất thường (loạn nhịp)
• Suy hô hấp
• Đau và co cơ
• Co giật
• Ù tai
• Bất tỉnh
Trong khi chờ trợ giúp y tế, cần tiến hành các bước sau:
1. Nhìn trước. Đừng chạm. Người bệnh có thể vẫn còn tiếp xúc với nguồn điện. Khi chạm vào bệnh nhân, có thể gây nguy hiểm khi điện truyền sang cơ thể bạn.
2. Nếu có thể, hãy tắt ngay nguồn điện. Nếu không thể, di chuyển nguồn điện ra xa bạn và bệnh nhân. Sử dụng những vật liệu không dẫn điện như cao su, gỗ khô, nhựa, túi nilon.
3. Kiểm tra các dấu hiệu của tuần hoàn (thở, ho, cử động). Nếu không thấy, bắt đầu CPR ngay lập tức.
4. Dự phòng sốc. Đặt bệnh nhân nằm, và nếu có thể hãy đặt đầu bệnh nhân thấp hơn phần thân, chân kê cao.
Lưu ý
• Không chạm vào bệnh nhân với tay trần nếu bệnh nhân vẫn còn tiếp xúc với nguồn điện.
• Không lại gần dây điện có điện thế cao cho tới khi nguồn điện đã được ngắt. Đứng xa ít nhất 20 mét. Xa hơn nếu dây điện đang xoắn, văng.
• Không di chuyển bệnh nhân có tổn thương do điện, trừ khi có tổn thương nguy hiểm
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Dịch từ Mayo Clinic)
Tin liên quan ...
- Sốc phản vệ là gì ? 15/02/2015
- Bạn cần làm gì để sẵn sàng đối phó với sốc phản vệ ? 15/02/2015
- Những biện pháp cần thực hiện ngay khi phát hiện người bị sốc phản vệ 15/02/2015
- Làm gì khi bị xúc vật cắn ? 15/02/2015
- Sốt là gì ? 15/02/2015