Giảm hút thuốc thì có làm chậm sự tiến triển của bệnh không ?
Giảm hút thuốc lá không làm giảm sự suy giảm thể tích phổi một cách đều đặn. Sự giảm số lượng thuốc hút hằng ngày sẽ dẫn đến sự biến tấu cách hút thuốc.
Giảm hút thuốc lá không làm giảm sự suy giảm thể tích phổi một cách đều đặn. Sự giảm số lượng thuốc hút hằng ngày sẽ dẫn đến sự biến tấu cách hút thuốc.
Thực vậy, để có thể đạt được nồng độ nicotin tương ứng với mức phụ thuộc người hút thuốc với số lượng giảm hơn buộc phải hít khói vào sâu hơn.
Như vậy nếu một người trước đây hút 20 điếu trong một ngày hiện nay hút 10 điếu/ngày thì anh ta sẽ hít khói mỗi lần hút sâu hơn để đạt được lượng nicotin tương tự như hút 20 điếu/ngày. Hậu quả là anh ta cũng đã hít một lượng hắc ín và các chất kích thích trong khói thuốc tương tự như trước khi giảm hút.
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm hút thuốc lá kéo dài cũng khó khăn tương tự như ngừng hút hoàn toàn vì vậy việc giảm hút thuốc không thể là một bước trung gian trước khi ngừng thuốc hoàn toàn, nếu việc ngừng hút khó khăn có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ thích hợp đối với mỗi người (các chất thay thế nicotin, tư vấn về mặt tâm lý…).
Chỉ có ngừng hoàn toàn và triệt để việc hút thuốc mới có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, ngừng hút càng sớm thì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe càng giảm.
Tin liên quan ...
- Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2016 31/12/2015
- Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2015 23/03/2015
- Liệu pháp mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 18/03/2015
- So sánh hiệu quả của thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với thuốc kháng cholinergic trong điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao tuổi 15/02/2015
- Dùng Azithromycin hàng ngày làm giảm tần xuất đợt cấp COPD 15/02/2015