Thời gian điều trị viêm phế quản cấp kéo dài bao lâu ?
Tất cả các bệnh nhân viêm phế quản cấp được điều trị khỏi sau 5-10 ngày. Hầu hết những trường hợp không được điều trị hiệu quả sau 10 ngày thường không phải viêm phế quản cấp, hoặc viêm phế quản cấp nhưng có kèm theo bệnh mạn tính khác. Tất cả các bệnh nhân […]
Tất cả các bệnh nhân viêm phế quản cấp được điều trị khỏi sau 5-10 ngày. Hầu hết những trường hợp không được điều trị hiệu quả sau 10 ngày thường không phải viêm phế quản cấp, hoặc viêm phế quản cấp nhưng có kèm theo bệnh mạn tính khác.
Tất cả các bệnh nhân viêm phế quản cấp đều có diễn biến lâm sàng tốt nhanh sau 5-10 ngày điều trị, những triệu chứng có thể còn sau 10 ngày điều trị thông thường chỉ là ho khan thúng thắng và sẽ hết dần trong những ngày sau đó.
Những trường hợp sau điều trị 10 ngày mà bệnh không thuyên giảm (vẫn còn sốt, khạc đờm, ho cơn nhiều, thậm chí có khó thở, đau ngực…) đều cần được khám, làm thêm các xét nghiệm, thăm dò để tìm nguyên nhân. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
1. Viêm phế quản cấp trên bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính từ trước như:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản … : thông thường những trường hợp này được chẩn đoán là đợt cấp do bội nhiễm của những bệnh lý nêu trên, khi đó thời gian điều trị có thể sẽ kéo dài hơn. Những triệu chứng của bệnh nhân còn tồn tại dài ngày một phần là triệu chứng của bệnh phổi mạn tính.
2. Bệnh nhân có kèm viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm mũi xoang
3. Vi khuẩn gây bệnh đã kháng thuốc hiện đang dùng điều trị cho bệnh nhân
4. Không phải viêm phế quản cấp
Các triệu chứng ho, khạc đờm, sốt có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý như: lao phổi, lao nội phế quản, tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi, ung thư phổi…
Việc chưa có chẩn đoán đúng, do vậy điều trị thường chưa phù hợp, do vậy các triệu chứng của bệnh nhân không thuyên giảm.
Nhìn chung, tất cả những trường hợp không tiến triển sau điều trị đều cần được tiến hành xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao, nhuộm soi, cấy, khi phát hiện được vi khuẩn gây bệnh cần tiến hành làm kháng sinh đồ. Tùy theo từng trường hợp có thể cần chụp X quang ngực, chụp cắt lớp vi tính ngực, nội soi phế quản ….
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
Tin liên quan ...
- Vai trò của cúm trong bệnh hen phế quản 11/02/2017
- Tại sao nhiễm trùng hô hấp hay gặp vào mùa lạnh ? 24/01/2015
- Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường hô hấp 24/01/2015
- Các bệnh hô hấp thường gặp trong mùa lạnh 24/01/2015
- Tại sao dùng kháng sinh không đáp ứng ? 24/01/2015