Các bệnh hô hấp thường gặp trong mùa lạnh

Mùa đông xuân là mùa các bệnh phổi - phế quản phát triển mạnh: người chưa mắc bệnh thì dễ mắc, người đang mắc thì bệnh có xu hướng tǎng nặng, người đã chữa khỏi thì bệnh dễ tái phát. Mùa đông xuân là mùa các bệnh phổi - phế quản phát triển mạnh: người chưa mắc bệnh thì dễ mắc, người đang mắc thì bệnh có xu hướng tǎng nặng, người đã chữa khỏi thì bệnh dễ tái phát. Các yếu tố làm cho bệnh phổi - phế quản dễ phát triển, tǎng nặng, tái phát trong mùa đông xuân là do thời tiết: độ ẩm cao, khí áp thấp, nhiệt độ thấp, cộng thêm khả nǎng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm mốc, bụi phấn hoa, ký sinh trùng...) phát triển thuận lợi.

Các bệnh phổi – phế quản dễ phát triển trong mùa này là:
1. Hen phế quản
Phế quản của người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh. Kích thích đó có thể là các dị nguyên từ bên ngoài như phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ…, hay có nguồn gốc nội tại trong cơ thể người bệnh: các nội tiết tố, những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể… Yếu tố tǎng thông khí ở người mắc bệnh phổi – phế quản (viêm phế quản, viêm phổi…), do thay đổi độ ẩm trong không khí thở hít cũng là một đặc điểm đáng chú ý trong hen phế quản mùa đông xuân.
Trong bệnh hen phế quản, cần chú ý nhất đến thể khó thở kịch phát, thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số do dị ứng; thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ đầu hoặc sau những cơn khó thở kịch phát, thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử hen lâu ngày; thể hen có tràn khí màng phổi xảy ra ở người phế nang đã bị giãn; thể hen ác tính, hen do sử dụng aspirin (mùa đông xuân là mùa hay bị cảm sốt, người bệnh có thể dùng aspirin điều trị); thể hen có cơn tǎng huyết áp kèm theo…
Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải loại trừ được các yếu tố gây bệnh như tránh lạnh, tránh bụi bậm, ký sinh vật, nấm mốc, phấn hoa… Điều trị bệnh phải nhanh, có hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.

2. Viêm khí – phế quản cấp
Các tác nhân gây viêm khí – phế quản cấp mùa đông xuân thường là virus cúm, virus influenza A và B, các virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, virus hạch, virus đường mũi và các loại khác. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường gối chồng lên các biểu hiện của viêm khí – phế quản. Phòng bệnh chủ yếu vẫn là giữ ấm, không để bị lạnh, chỉ dùng kháng sinh thông thường chống bội nhiễm.
3. Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
Trước đây, viêm phổi được xếp làm 2 loại: “điển hình” (do vi khuẩn) và “không điển hình” (thường do virus). Ngày nay, người ta hay phân loại viêm phổi thành viêm phổi mắc phải ở cộng đồng và viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng trong mùa đông xuân đáng chú ý nhất là:
– Viêm phổi ở những người không có bệnh tật, tuổi dưới 60: yếu tố gây bệnh thường gặp nhất là S. pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, các virus hô hấp, Chlamydia pneumoniae, H. influenzae…
– Viêm phổi ở những người có bệnh, tuổi trên 60: chủ yếu do S. pneumoniae, các virus hô hấp, H. influenzae, trực khuẩn Gram (-) ái khí, tụ cầu vàng và các loại khác.
– Viêm phổi ở người già khỏe mạnh đã nguy hiểm, viêm phổi ở người già có bệnh mùa lạnh càng nguy hiểm hơn vì khả nǎng chống đỡ với lạnh ở người già rất kém. Quá nửa số tử vong của người già trong nǎm là vào mùa lạnh, hầu hết số tai biến do bệnh tật gây ra cũng vào mùa này.
Phòng bệnh cho người già mùa lạnh chủ yếu là phải tránh các tác động xấu của yếu tố gây bệnh: giữ ấm, tránh lạnh, tránh ẩm, tránh gió lùa, tǎng cường sự chǎm sóc, nuôi dưỡng, nâng đỡ cơ thể cho người già, chữa trị bằng các thuốc có hiệu quả cao, tác dụng mạnh, kháng sinh phù hợp có phổ rộng.
4. Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân rất thường gặp trong các bệnh phổi. Hàng năm, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện điều trị thường chiếm từ 20-25% số các bệnh nhân nằm điều trị tại các khoa nội hô hấp. Nguyên nhân chủ yếu khiến các bệnh nhân nhập viện là nhiễm trùng hô hấp. Tiêm phòng cúm hàng năm, giữ ấm, dùng thuốc điều trị đều đặn là những biện pháp cần được thực hiện để tránh xuất hiện các đợt cấp của bệnh.
5. Đợt cấp của giãn phế quản
Có 2 loại giãn phế quản: thể “khô” (ít gặp) và thể “ướt” (thường gặp). Giãn phế quản ướt là giãn phế quản xuất tiết, người bệnh có biểu hiện chủ yếu là ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do vi khuẩn. Mùa đông xuân là mùa giãn phế quản ướt biểu hiện rõ nhất, người bệnh có tỷ lệ “trở bệnh” cao nhất. Lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết niêm dịch, ứ đọng trong các phế quản giãn là môi trường thuận lợi cho cho nhiễm khuẩn phát triển. Chống lạnh, chống nhiễm khuẩn cần được đặc biệt chú ý trong mùa đông xuân.
6. Ápxe phổi
Viêm phổi, giãn phế quản bội nhiễm mùa lạnh không được giải quyết tốt sẽ biến chứng thành ápxe phổi. ápxe phổi là sự hủy hoại nhu mô phổi do nguyên nhân nhiễm khuẩn, nếu điều trị nội khoa không kết quả phải giải quyết bằng phẫu thuật. Vi khuẩn gây bệnh là các vi khuẩn thông thường đường hô hấp: S. pneumoniae. H. influenzae…, ở trẻ em cần chú ý ápxe phổi do tụ cầu.
Trên đây là một số bệnh đường hô hấp thường gặp trong mùa đông xuân, cần được phòng tránh, phát hiện và điều trị tốt, tránh các biến chứng nặng và tử vong
TS. Nguyễn Thanh Hồi

Tin liên quan ...