Xử trí ban đầu khi bị sốc
Sốc là hậu quả của chấn thương, sốc nhiệt, dị ứng, nhiễm trùng nặng, nhiễm độc hoặc các nguyên nhân khác. Có nhiều dấu hiệu xuất hiện ở bệnh nhân sốc
Các dấu hiệu hướng tới tình trạng sốc:
• Da lạnh và ẩm. da có thể có màu xanh tái.
• Mạch yếu và nhanh. Có thể thấy thở chậm hoặc nhanh, hoặc tăng thông khí (thở nhanh, sâu). Huyết áp thấp hơn bình thường.
• Mắt chậm, lờ đờ. Đôi khi đồng tử giãn rộng.
• Bệnh nhân có thể tỉnh hoặc mê man. Nếu tỉnh, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, choáng váng hoặc nhầm lẫn. Sốc đôi khi gây ra tình trạng vật vã, lo lắng.
Nếu bạn nghi ngờ sốc sau chấn thương, thậm chí ngay cả khi người bệnh còn bình thường:
• Gọi 115 hoặc cơ sở y tế gần nhất.
• Đặt người bệnh nằm ngửa, kê chân cao hơn đầu. Nếu nâng cao chân làm bệnh nhân đau hoặc tổn thương nặng hơn, hãy giữ bệnh nhân nằm thẳng. Giữ bệnh nhân nằm yên.
• Kiểm tra dấu hiệu sống (thở, ho, cử động). Nếu không thấy, hãy tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn.
• Giữ người bệnh ấm và thoải mái. Nới lỏng thắt lưng, quần áo. Dùng chăn đắp lên người bệnh. Không cho bệnh nhân uống nước ngay cả khi bệnh nhân khát.
• Đặt bệnh nhân nằm nghiêng để ngăn ngừa sặc khi bệnh nhân nôn hoặc chảy máu ở miệng.
• Xử trí các tổn thương như chảy máu hoặc gẫy xương.
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô Hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Dịch từ Mayo Clinic)
Tin liên quan ...
- Sốc phản vệ là gì ? 15/02/2015
- Bạn cần làm gì để sẵn sàng đối phó với sốc phản vệ ? 15/02/2015
- Những biện pháp cần thực hiện ngay khi phát hiện người bị sốc phản vệ 15/02/2015
- Làm gì khi bị xúc vật cắn ? 15/02/2015
- Sốt là gì ? 15/02/2015