Xử trí cấp cứu ngộ độc cấp

Nhiều tình huống có biểu hiện giống ngộ độc như co giật, say rượu, đột quỵ. Do vậy nên khám kỹ các biểu hiện dưới đây khi nghi ngờ ngộ độc.

Các triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc:
• Bỏng hoặc đỏ quanh môi hoặc lưỡi, biểu hiện này gặp trong một số loại ngộ độc
• Hơi thở có mùi hóa chất, như dầu, sơn
• Bỏng, vết hóa chất hoặc mùi hóa chất trên người bệnh nhân hoặc trên những dụng cụ, đồ đạc, thảm nhà hoặc những vật dụng xung quanh.
• Vỏ chai hoặc lọ thuốc.
• Nôn, ỉa chảy, khó thở, ngủ li bì, lẫn lộn, là hét… hoặc các dấu hiệu nghi ngờ khác
Khi nào nên gọi cấp cứu:
Gọi cấp cứu 115 ngay nếu người bệnh có biểu hiện:
• Lơ mơ hoặc hôn mê
• Khó thở hoặc ngừng thở
• Vật vã, kích thích không kiểm soát được
• Co giật
Nếu bệnh nhân ổn định và không có triệu chứng, nhưng bạn vẫn nghi ngờ ngộ độc, hãy đưa người bệnh đi khám tại các phòng khám cấp cứu hoặc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai.
Khi đến khám bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin, các dấu vết trên người, trong nhà bệnh nhân, cầm theo những vỏ chai, lọ … khi bạn nghi ngờ có liên quan đến ngộ độc.
Bạn làm gì trong khi chờ cấp cứu đến:
• Nếu người bệnh tiếp xúc với khí độc như carbon monoxide: đưa người bệnh ra chỗ thoáng khí ngay lập tức.
• Nếu người bệnh uống chất độc: loại bỏ hết lượng chất độc vẫn còn trong miệng.
• Nếu nghi ngờ uống các chất tẩy rửa hoặc các hóa chất khác, hãy đọc ngay hướng dẫn ghi trên nhãn, bạn có thể có được thông tin hữu ích.
• Gọi cấp cứu 115 và làm theo hướng dẫn.
• Nếu chất độc còn dính trên quần áo, da, hoặc mắt: loại bỏ quần áo đang mặc, rửa da và mắt với nước ấm như dùng vòi sen trong khoảng 20 phút cho đến khi có nhân viên y tế đến.
• Mang theo vỏ đựng thuốc nghi ngờ là nguyên nhân đến bệnh viện. Điều gì không được làm Không dùng các thuốc gân nôn hoặc các biện pháp gây nôn.
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Dịch từ Mayo Clinic)

Tin liên quan ...