Nếu tôi phải phẫu thuật thì gây mê có nguy hiểm đối với tôi không ? nếu có thì có biện pháp phòng nguy cơ hay không ?

Các biện pháp dự phòng khi gây mê càng quan trọng nếu như bệnh của bạn nặng và bạn thường ngày cần được cung cấp thêm oxy.

Nếu như bạn cần phải phẫu thuật ổ bụng, các cơn đau sau phẫu thuật do rạch các cơ bụng sẽ làm cho bạn đau bụng khi ho, do vậy làm bạn không muốn ho làm các chất dịch tiết từ ứ lại trong đường thở làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp. Bên cạnh đó, còn do sau phẫu thuật bụng, các cơ hoành thường hoạt động kém hơn càng làm cản trở tới bộ máy hô hấp của bạn. Các phương pháp phục hồi chức năng càng cần thiết và cụ thể.
Nếu như bạn phải phẫu thuật ở vùng ngực ví dụ như mổ tim nguy cơ cũng tương tự. Nếu như bạn phải cắt bỏ một phần phổi do ung thư chẳng hạn lúc đó chức năng hô hấp của bạn sẽ được xem xét kỹ xem liệu bạn có thể chịu đựng được cuộc phẫu thuật hay không (đo chức năng hô hấp, thử nghiệm gắng sức…).
Nếu như thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên còn dưới 1lít hoặc không bằng 40% so với giá trị chức năng hô hấp của người khỏe mạnh, thì không thể phẫu thuật được vì hậu quả của phẫu thuật sẽ làm cho hô hấp của bạn tệ hơn.
Trước khi phẫu thuật trong mọi trường hợp bạn cần tuân thủ:
– Đo chức năng hô hấp và xin ý kiến của bác sĩ hô hấp.
– Thực hiện các đợt điều trị lý liệu pháp để làm sạch phế quản của bạn và học cách kiểm soát tốt hơn hô hấp của bạn.
– Tăng sử dụng các thuốc giãn phế quản tùy theo lời khuyên của bác sĩ.
– Ngừng hút thuốc hoàn toàn trong vòng 2 đến 3 tuần trước phẫu thuật nếu bạn hút thuốc
– Đây cũng là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình điều trị COPD.
Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt đầu phục hồi chức năng tại các trung tâm trước khi phẫu thuật.
PGS.TS. Ngô Quý Châu, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thanh Hồi

Tin liên quan ...