Trọng lượng cơ thể của tôi và thức ăn có ảnh hưởng đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của tôi không ?
Vấn đề ở chỗ quá béo hay quá gầy đều ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh.
Nếu như bạn bị quá cân thì bạn sẽ khó khăn khi cử động lồng ngực để thở, như vậy bạn sẽ góp thêm phần với tình trạng tắc nghẽn phế quản do hút thuốc lá là tình trạng hạn chế hô hấp, dẫn đến làm giảm FEV1 và giảm dung tích toàn phổi bởi vì phổi của bạn không có khả năng phồng lên tối đa.
Các biện pháp ăn kiêng làm giảm cân nặng đồng thời cũng cải thiện tình trạng hô hấp của bạn.
Suy dinh dưỡng là một vấn đề lớn ở những giai đoạn nặng của bệnh. 50 – 60% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng.
Đôi khi rất khó đánh giá chức năng của cơ trong trường hợp cân nặng vẫn ổn định do giữ nước và muối (khi bệnh biến chứng suy tim phải). Khi trọng lượng cơ thể giảm sút và chức năng của cơ cũng bị giảm sút lúc đó cần cung cấp đủ năng lượng.
Việc cung cấp thức ăn cân bằng rất quan trọng nó có thể giúp tái cấu trúc cơ và cải thiện nhanh chóng và rõ rệt chức năng hô hấp. Việc tái thiết lập được mức dinh dưỡng cần thiết cho phép xây dựng chương trình phục hồi chức năng hô hấp trong những điều kiện tốt nhất có thể.
PGS.TS. Ngô Quý Châu, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thanh Hồi
Tin liên quan ...
- Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2016 31/12/2015
- Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2015 23/03/2015
- Liệu pháp mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 18/03/2015
- So sánh hiệu quả của thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với thuốc kháng cholinergic trong điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao tuổi 15/02/2015
- Dùng Azithromycin hàng ngày làm giảm tần xuất đợt cấp COPD 15/02/2015