Lo lắng hoặc bị trầm cảm có phải là thường gặp trong quá trình tiến triển của bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay không ?
Trong quá trình mắc COPD người bệnh có thể có cảm giác lo lắng, cảm giác bị cô lập hoặc cảm thấy mình trở nên vô dụng, phụ thuộc người khác
Điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu khảo sát ở bắc Mỹ, 6 nước châu Âu trong đó ở Pháp, kết quả nghiên cứu cho thấy:
– 32% số người được hỏi than phiền rằng sự xuất hiện của một đợt cấp của bệnh sẽ làm họ khó đi xa nhà hơn.
– 31% cho rằng họ rất khó khăn để tổ chức các hoạt động của họ
– 33% hoảng sợ với ý nghĩ rằng họ không thể thở được
– 38% trả lời rằng khả năng hô hấp của họ không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể và họ lo sợ không thể thở được.
Điều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày đó là việc thực hiện các hoạt động như: đi dạo, đi chợ…thực hiện một cách khó khăn điều đó làm cho bạn trở thành trầm cảm.
Bạn có thể mất hết dũng khí trước những tình huống tương tự và trong phần lớn các trường hợp thì sự lo lắng và tình trạng trầm cảm sẽ nặng lên. Đôi khi người ta hút thuốc lá để chiến đấu với trầm cảm và vì vậy bệnh càng nặng thêm.
Để có thể thoát ra khỏi tình trạng này tuyệt đối cần phải có sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình, bác sĩ và tất nhiên là cả bác sĩ tâm lý và bác sĩ tâm thần nữa.
Bác sĩ hô hấp có thể đề nghị bạn đến nghỉ dưỡng tại trung tâm phục hồi chức năng hô hấp một thời gian để giúp bạn cải thiện tình trạng về thể lực cũng như về tinh thần.
PGS.TS. Ngô Quý Châu, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thanh Hồi
Tin liên quan ...
- Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2016 31/12/2015
- Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2015 23/03/2015
- Liệu pháp mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 18/03/2015
- So sánh hiệu quả của thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với thuốc kháng cholinergic trong điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao tuổi 15/02/2015
- Dùng Azithromycin hàng ngày làm giảm tần xuất đợt cấp COPD 15/02/2015