Ô nhiễm có vai trò gì đối với sự xuất hiện và phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ?
Ô nhiễm không khí làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bên cạnh đó, ô nhiễm không khí còn làm cho những người đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ cao xuất hiện các đợt cấp phải nhập viện điều trị.
Ô nhiễm có ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở chỗ là sự biến đổi chất lượng không khí (gas, hơi, các chất khác nhau) làm tăng tổn thương ở cơ quan hô hấp của bạn. Tuy nhiên ô nhiễm chưa bao giờ được chứng minh là nguyên nhân gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Mối liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp giữa ô nhiễm với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chứng minh qua các nghiên cứu thực nghiệm và các khảo sát thống kê. Không khí ô nhiễm:
– Chứa yếu tố làm cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng lên về lâu dài.
– Tạo thuận lợi cho bệnh tiến triển.
– Tăng nguy cơ tử vong ở những người nhạy cảm (đặc biệt những người bị suy hô hấp mạn tính nặng).
– Tạo thuận lợi cho nhiễm khuẩn và các bệnh hô hấp phát triển ở trẻ em và dó là nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính về sau.
Sự ô nhiễm không khí gồm 2 loại:
– Ô nhiễm trong nhà, đây là loại ô nhiễm mà một thời gian dài không được biết đến. Nó có thể là các sản phẩm do đốt cháy gỗ, than, rơm rạ, sử dụng để đun nấu hoặc sưởi ấm ở những chỗ thông khí kém.
– Ô nhiễm môi trường. Hậu quả quả của nó đối với sức khỏe đặc biệt liên quan đến thời gian tiếp xúc, chủ yếu là các ô nhiễm do sản xuất công nghiệp, ô nhiễm đô thị, giao thông đường bộ.
PGS.TS. Ngô Quý Châu, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thanh Hồi
Tin liên quan ...
- Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2016 31/12/2015
- Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2015 23/03/2015
- Liệu pháp mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 18/03/2015
- So sánh hiệu quả của thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với thuốc kháng cholinergic trong điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao tuổi 15/02/2015
- Dùng Azithromycin hàng ngày làm giảm tần xuất đợt cấp COPD 15/02/2015