Ai sẽ là người điều trị và theo dõi cho tôi ? bác sĩ đa khoa hay bác sĩ chuyên khoa?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh tiến triển mạn tính, do vậy, cần được theo dõi và điều trị đến hết đời. Các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do đó nên được theo dõi bởi các chuyên gia hô hấp
Điều trị và theo dõi bệnh cho bạn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ đa khoa vẫn thường xuyên theo dõi bệnh cho bạn với bác sĩ chuyên khoa hô hấp, bác sĩ phục hồi chức năng, y tá và hộ lý.
Bác sĩ đa khoa của bạn là người đóng vai trò nòng cốt bởi vì chính bác sĩ là người phát hiện ra bệnh của bạn khi bạn có các biểu hiện như ho, khạc đờm, khó thở… sẽ giới thiệu bạn với bác sĩ chuyên khoa hô hấp để làm các xét nghiệm cần thiết để khẳng định bệnh cho bạn. Bác sĩ chuyên khoa hô hấp sẽ theo dõi bệnh cho bạn và giúp bạn bỏ thuốc lá bằng các phương pháp khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa hô hấp cũng sẽ giúp bạn mỗi khi các triệu chứng hô hấp của bạn nặng lên hoặc khi bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Họ sẽ điều trị cho bạn, nếu tình trạng của bạn nặng thì họ sẽ gửi bạn đến bệnh viện. Bác sĩ chuyên khoa hô hấp sẽ làm các xét nghiệm về hô hấp (đo chức năng hô hấp) và sẽ là người theo dõi thường xuyên và đo lại định kỳ cho bạn. Bác sĩ hô hấp sẽ đánh giá sự ảnh hưởng của bệnh đổi với sự trao đổi khí trong phổi, kê đơn cho bạn điều trị và giúp bạn thích nghi với việc điều trị.
PGS.TS. Ngô Quý Châu, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thanh Hồi
Tin liên quan ...
- Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2016 31/12/2015
- Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2015 23/03/2015
- Liệu pháp mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 18/03/2015
- So sánh hiệu quả của thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với thuốc kháng cholinergic trong điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao tuổi 15/02/2015
- Dùng Azithromycin hàng ngày làm giảm tần xuất đợt cấp COPD 15/02/2015