Bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của tôi có hy vọng được chữa khỏi không ?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh chủ yếu do hút thuốc lá, thuốc lào gây ra. Tránh tiếp xúc yếu tố nguy cơ làm chậm đáng kể tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể chữa khỏi được không ?
Trước hết cần khẳng định: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có thể dự phòng và điều trị được, tuy nhiên, cần lưu ý, bệnh không chữa khỏi hoàn toàn được, bệnh khi đã được phát hiện sẽ tiếp tục tiến triển nặng dần. Việc điều trị bệnh sẽ giúp làm chậm lại tốc độ tiến triển nặng lên của bệnh thông qua việc dùng thuốc đúng cách và đầy đủ, tránh tiếp xúc với tất cả các yếu tố nguy cơ đặc biệt là khói thuốc lá, thuốc lào. Bạn cần lưu ý, không chỉ ngừng hút thuốc, mà cần tránh cả hít phải khói thuốc do người khác hút rồi thải ra (hút thuốc thụ động). Khi tránh được các yếu tố nguy cơ, niêm mạc đường thở của bệnh nhân không bị kích thích thường xuyên, tình trạng viêm niêm mạc đường thở do vậy được giảm đi, ít tiết nhầy hơn, tình trạng co thắt cơ trơn khí, phế quản do vậy cũng giảm đáng kể.
Nếu bạn không tránh được các yếu tố nguy cơ thì sao ? bạn vẫn tiếp tục hút thuốc, vẫn hít phải khói thuốc của người bên cạnh, tiếp tục hít phải khói bếp than… khi đó, niêm mạc đường thở của bạn sẽ thường xuyên bị kích thích, niêm mạc bị viêm, phù nề ngày càng nhiều, dịch nhầy tiết ra ngày càng nhiều, cơ trơn phế quản bị co thắt thường xuyên, bệnh của bạn ngày càng nặng thêm, trên, bạn sẽ thường xuyên có biểu hiện ho cơn, khó thở…lâu ngày, lồng ngực bị ứ khí thường xuyên và trở nên căng phồng.
PGS.TS. Ngô Quý Châu – TS. Chu Thị Hạnh – TS. Nguyễn Thanh Hồi
Tin liên quan ...
- Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2016 31/12/2015
- Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2015 23/03/2015
- Liệu pháp mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 18/03/2015
- So sánh hiệu quả của thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với thuốc kháng cholinergic trong điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao tuổi 15/02/2015
- Dùng Azithromycin hàng ngày làm giảm tần xuất đợt cấp COPD 15/02/2015