Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có phải là một bệnh di truyền hay không ?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, trong các yếu tố này, gen cũng đóng một vai trò nhất định. Việc thiếu hụt men alpha 1 antritrypsin do gen chi phối là nguyên nhân xuất hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sớm ở một số người
Không phải tất cả những người hút thuốc lá đều mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: nguy cơ phát triển bệnh phụ thuộc một phần vào di truyền. Sau 15 – 20 năm hút thuốc lá với mức trung bình 1 bao/ngày, 20 – 30% số đó có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (ho, khạc đờm, khó thở…). Những người khác thì không bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do họ có khả năng chống lại phản ứng viêm do khói thuốc lá gây ra (điều này cũng không thể là bằng chứng rằng họ không bị các bệnh khác do thuốc lá như một số loại ung thư, bệnh tim mạch…).
Vấn đề ở chỗ là người ta không thể thực hiện được các xét nghiệm để có thể khẳng định trước cho bạn rằng bạn có hay không các yếu tố về gen nhạy cảm với thuốc lá. Hút thuốc tương tự như đánh bạc, còn lâu bạn mới thắng được!
Nếu như một người là bố hoặc mẹ bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nếu như bạn cũng hút thuốc lá thì bạn sẽ có nguy cơ nhạy cảm cao với khói thuốc. Bạn đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của bạn.
PGS.TS. Ngô Quý Châu, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thanh Hồi
Tin liên quan ...
- Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2016 31/12/2015
- Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2015 23/03/2015
- Liệu pháp mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 18/03/2015
- So sánh hiệu quả của thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với thuốc kháng cholinergic trong điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao tuổi 15/02/2015
- Dùng Azithromycin hàng ngày làm giảm tần xuất đợt cấp COPD 15/02/2015