Chọc dịch màng phổi là gì ?

Khi chẩn đoán có dịch trong khoang màng phổi, câu hỏi tiếp theo sẽ là: màu sắc dịch màng phổi ? dịch màng phổi là dịch tiết hay dịch thấm ? có phải tràn mủ màng phổi hay tràn máu màng phổi không ? Do vậy đều cần chọc dịch màng phổi

Chọc dịch màng phổi là thủ thuật đưa một kim nhỏ qua thành ngực đi vào khoang màng phổi để hút lấy dịch. Kỹ thuật thường được tiến hành ngay khi có chẩn đoán tràn dịch màng phổi.
Bệnh nhân được đặt ở tư thế ngồi trên ghế đẩu, hai tay ôm lấy thành phía sau của ghế. Một số trường hợp bệnh nhân nặng, tràn dịch màng phổi nhiều có thể sẽ được chọc dịch màng phổi ở tư thế nằm ngửa, đầu cao.
Bác sỹ khám lâm sàng xác định chắc chắn vị trí có dịch màng phổi (một số trường hợp cần khẳng định lại bằng siêu âm màng phổi).
Tiến hành sát trùng vùng chọc dịch, bác sỹ đeo găng vô trùng, trải khăn vô trùng.
Tiến hành gây tê tại chỗ, từng lớp.
Tiến hành chọc kim nhỏ có gắn bơm tiêm qua thành ngực vào khoang màng phổi để hút dịch.
Với trường hợp chọc tháo dịch màng phổi: các bác sỹ thường thiết lập hệ thống chọc hút kín để tránh tai biến tràn khí màng phổi.
Lượng dịch chọc tháo một lần không vượt quá 1000ml
Sau chọc dịch, bệnh nhân được sát trùng và băng ép vùng chọc dịch màng phổi.

TS. Nguyễn Thanh Hồi – Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng

Tin liên quan ...