Chọn thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi

Có rất nhiều nhóm kháng sinh có sẵn để điều trị viêm phổi, tuy nhiên, đôi khi gặp khó khăn trong lựa chọn thuốc tốt nhất để điều trị. Bệnh nhân bị viêm phổi cần được chỉ định thuốc kháng sinh có hiệu quả chống lại các sinh vật gây bệnh. Khi chưa xác định […]

Có rất nhiều nhóm kháng sinh có sẵn để điều trị viêm phổi, tuy nhiên, đôi khi gặp khó khăn trong lựa chọn thuốc tốt nhất để điều trị. Bệnh nhân bị viêm phổi cần được chỉ định thuốc kháng sinh có hiệu quả chống lại các sinh vật gây bệnh. Khi chưa xác định rõ các chủng vi sinh gây bệnh: “điều trị theo kinh nghiệm” được khuyến cáo áp dụng, điều này có nghĩa là các bác sĩ lựa chọn kháng sinh có khả năng tác dụng dựa vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và mức độ nặng của viêm phổi.

Khi xác định các kháng sinh thích hợp, bác sĩ cần trả lời một số câu hỏi :

1. Mức độ nặng của viêm phổi ? Trường hợp nhẹ đến trung bình có thể được điều trị tại nhà bằng kháng sinh uống, trong khi viêm phổi nặng thường cần thuốc kháng sinh tiêm, đường tĩnh mạch dùng trong bệnh viện.

2. Khi không xác định rõ chủng vi sinh gây bệnh: các thầy thuốc phải phân định rõ viêm phổi mắc phải ở cộng đồng hay viêm phổi mắc phải ở bệnh viện ? Đặc điểm vi sinh ở địa phương có bệnh nhân bị viêm phổi ? để từ đó đưa ra gợi ý về căn nguyên vi sinh gây bệnh.

3. Nếu xác định được căn nguyên vi sinh gây bệnh: cần xem xét chủng vi sinh đó là điển hình hay không điển hình ? Các chủng vi sinh điển hình (Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, hoặc Moraxella catarrhalis) thường được điều trị với các kháng sinh dòng beta lactam, trong khi các vi sinh không điển hình (Legionella, Mycoplasma , hoặc Chlamydia) thường đáp ứng hiệu quả với kháng sinh nhóm macrolide, doxycycline hoặc fluoroquinolone. Trong trường hợp bệnh do cả hai nhóm tác nhân vi sinh này gây ra: dùng phối hợp các kháng sinh.

4. Bệnh nhân có suy giảm miễn dịch ? Thuốc kháng sinh dùng để điều trị những bệnh nhân này có thể khác nhau từ những người sử dụng ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Lower-LDL-Cholesterol-Without-Medication

 

Một khi thuốc kháng sinh đã được chọn, vẫn còn những khó khăn:

1. Mỗi bệnh nhân đều có đáp ứng với kháng sinh khác nhau: tùy thuộc vào tuổi tác, sức khỏe, cân nặng và các yếu tố khác.

2. Bệnh nhân có thể bị dị ứng với một số thuốc kháng sinh nhất định, do đó đòi hỏi lựa chọn thay thế .

3. Bệnh nhân có thể có nguy cơ mắc các chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh.

Kháng sinh điều trị viêm phổi mắc phải công đồng theo các khuyến cáo Hướng dẫn chung được công bố trong năm 2007 của Hiệp hội bệnh truyền nhiễm của Mỹ và Hội Lồng ngực Mỹ (ITSA / ATS) khuyên dùng kháng sinh macrolid uống (azithromycin, clarithromycin, hoặc erythromycin) cho các bệnh nhân CAP nhẹ, ở những bệnh nhân khỏe mạnh. Các bệnh nhân bị bệnh tim, bệnh thận, bệnh tiểu đường, hoặc các bệnh đồng mắc khác vẫn có thể được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, họ thường được khuyến cáo dùng một fluoroquinolone (Moxifloxacin, Gemifloxacin, và Levofloxacin) hoặc một kháng sinh dòng beta – lactam (nên chọn Amoxicillin liều cao hoặc Amoxicillin – clavulanate), kết hợp với một nhóm Macrolide.

Những bệnh nhân cư trú tại những vùng có tỷ lệ S. pneumoniae kháng macrolide > 25% thường không được khuyên dùng Macrolide như kháng sinh ban đầu.

Không có khuyến cáo chính xác về số ngày dùng kháng sinh cho tất cả các bệnh nhân. Nhìn chung, các bệnh nhân nên được dùng kháng sinh từ 7 – 10 ngày cho điều trị cho S. pneumoniae và 10 – 14 ngày cho điều trị các chủng Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng mức độ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị thành công với 7 ngày hoặc ít hơn.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Hầu hết các kháng sinh đều có tác dụng phụ:

– Phản ứng dị ứng (thường là với các thuốc có nguồn gốc từ penicillin hoặc sulfa). Những phản ứng này có thể từ nhẹ đến phát ban da, nhưng cũng có thể gặp những biến cố nghiêm trọng – thậm chí đe dọa tính mạng: sốc phản vệ.
– Nhiễm Clostridium difficile, một tác nhân gây bệnh có trách nhiệm gây ra tiêu chảy nặng, viêm đại tràng, và đau bụng (với lạm dụng kháng sinh). Tình trạng này có thể gây tử vong.
– Tương tác với một số loại thuốc: Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ của mình của tất cả các loại thuốc và các chế phẩm họ đang dùng, và đặc biệt cần nêu rõ tiền sử dị ứng thuốc. Có thể gặp biến cố nghiêm trọng khi kết hợp những thuốc có nguy cơ làm tăng cường độc tính, tác dụng phụ của nhau. · Các vấn đề dạ dày (tác dụng phụ phổ biến nhất): kích ứng niêm mạc dạ dày …
TS. Nguyễn Thanh Hồi

Email: hoinguyenthanhbm@gmail.com

Tin liên quan ...