Độ cao có ảnh hưởng tới bệnh của tôi không ?
Càng lên cao, tình trạng ô nhiễm không khí càng giảm, tuy nhiên kèm theo đó là tình trạng giảm áp xuất không khí và giảm lượng oxy trong không khí sẽ dẫn đến thiếu oxy trong máu. Trên đỉnh của ngọn núi cao khoảng 2100m độ bão hòa oxy ở một người khỏe mạnh giảm 80% so với ở mức mặt biển.
Cơ thể con người phản ứng với việc thiếu oxy bằng cách sử dụng các cơ chế bù đắp. Nếu như tình trạng hô hấp của bạn bình thường thì bạn có thể chịu đựng được tình trạng thiếu oxy trong 3 tuần. Để làm được này bạn phải thở nhanh hơn tăng sinh hồng cầu để vận chuyển oxy tới các tế bào trong cơ thể.
Ngược lại nếu bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bị thiếu oxy mạn tính thì cơ chế bù đắp của bạn cũng không đủ. Khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của bạn đã ở giai đoạn nặng chúng tôi khuyên bạn không nên sống ở vùng núi cao. Độ cao làm hạn chế hô hấp của bạn.
PGS.TS. Ngô Quý Châu, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thanh Hồi
Tin liên quan ...
- Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2016 31/12/2015
- Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2015 23/03/2015
- Liệu pháp mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 18/03/2015
- So sánh hiệu quả của thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với thuốc kháng cholinergic trong điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao tuổi 15/02/2015
- Dùng Azithromycin hàng ngày làm giảm tần xuất đợt cấp COPD 15/02/2015