Đốt điện cao tần điều trị các u, sẹo hẹp khí phế quản
Các u nội khí phế quản được phát hiện ngày càng nhiều do những tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh và nội soi. Khi được phát hiện, việc loại bỏ u trong lòng khí phế quản luôn là thách thức lớn với các thầy thuốc. Đốt điện cao tần qua nội soi phế quản là biện pháp tốt để loại trừ những khối u này
Phương pháp điện đông cao tần nhằm loại bỏ tạm thời các cản trở cơ học do các khối u ở đường dẫn khí lớn là một trong những kỹ thuật nội soi can thiệp có sử dụng dòng điện tần số cao. Điện đông cao tần là kỹ thuật tương đối mới nhằm loại bỏ các khối u, tổ chức sẹo của khí phế quản thông qua việc sử dụng hiệu ứng nhiệt của dòng điện nhằm tránh các tác dụng phân ly điện giải và các hiệu ứng điện từ gây kích thích các tế bào thần kinh cơ bằng cách làm đông máu với nhiệt độ vừa phải. Tổ chức bị nóng lên 70 – 1000C. Dưới ảnh hưởng của tác nhân gây nóng, tổ chức u bị bốc hơi, bị cháy và u bị tiêu huỷ nhanh. Các dòng điện cao tần truyền qua tổ chức được thu lại bởi một điện cực trung tính.
Sử dụng đốt điện cao tần mang lại lợi ích khá lớn mà đầu đốt điện thông thường không có được. Đầu đốt điện cao tần khi sử dụng cho diện tác động nhiệt hẹp, do vậy kiểm soát được diện tổn thương, trong khi đó đầu đốt điện thông thường cho diện tổn thương nhiệt khá rộng do vậy nếu sử dụng đầu đốt điện thông thường để đốt khối u có nguy cơ gây thủng thành khí quản, tổn thương sang những cấu trúc gần kề. Do vậy trên thế giới hiện chỉ áp dụng đầu đốt điện cao tần hoặc đốt laser để loại bỏ các khối u trong lòng khí phế quản
Điện đông cao tần được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân có các khối u lành tính hay ác tính trong lòng khí quản và phế quản lớn hoặc sẹo khí phế quản ảnh hưởng đến chức năng thở của bệnh nhân, cầm máu cho các bệnh nhân có ho ra máu.
Nhiệt đông (NĐ) với dòng điện cao tần có hai ứng dụng chính trong nội soi là gây đông tổ chức để cầm máu và cắt mô. Sự khác biệt này phụ thuộc vào thời gian làm nóng tổ chức. Sự huỷ hoại tế bào tuỳ theo nhiệt độ đạt tới. Với nhiệt độ cao làm cho các sợi collagen chuyển thành glucose rồi bị cháy, lúc này điện cực bị dính vào tổ chức cần phá huỷ.
Gây đông tổ chức để cầm máu: người ta phân biệt ba quá trình gây đông:
Gây đông cường độ nhẹ
Đặc trưng bởi không có sự xuất hiện tia lửa điện giữa điện cực và tổ chức do dòng điện qua lại với điện áp không quá 200 volt. Điện cực tiếp xúc trực tiếp với tổ chức.
Gây đông cường độ mạnh
Trong trường hợp NĐ cường độ cao dòng điện tập trung vừa đủ để tạo ra các xung điện mong muốn với điện áp đạt được 500 Volt. Kỹ thuật này sử dụng những điện cực tiếp xúc trực tiếp với tổ chức để gây đông sâu tổ chức cần loại bỏ.
Gây đông phun trên bề mặt
Để điện cực cách bề mặt khối u hoặc vùng định điện đông, sử dụng dòng điện hiệu điện thế cao một vài kilovolts.
Cắt mô: muốn cắt được tổ chức người ta dùng dòng điện đủ lớn và tạo ra một dòng điện khép kín đi từ điện cực đến tổ chức rồi lại quay về điện cực và điện năng dưới dạng nhiệt được tập trung ở đầu của điện cực. Dòng điện tạo ra nhiệt năng sẽ làm bốc hơi các phần tử nước có trong tế bào. Nước bốc hơi sẽ phá vỡ màng tế bào
TS. Nguyễn Thanh Hồi – Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng
<div class=”adsoptimal-slot” style=”width: 300px; height: 250px;”></div>
Tin liên quan ...
- Nội soi phế quản trong chẩn đoán ung thư phổi 07/03/2020
- Vai trò của các dấu ấn ung thư trong chẩn đoán ung thư phổi 08/01/2016
- Các biến chứng thường gặp trong sinh thiết u phổi xuyên thành ngực 03/01/2016
- Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán u phổi 03/01/2016
- PET CT là gì và vai trò trong chẩn đoán ung thư phổi 02/01/2016