Những công việc tôi đang làm có gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không ?

Không phải tất cả các nghề đều gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tuy nhiên, những nghề nghiệp có môi trường bụi và ô nhiễm nhiều thường gây có nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn

Câu trả lời là có. 10% bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không do hút thuốc lá mà do phơi nhiễm nghề nghiệp. Khi bệnh phát triển, tiến triển của nó cũng tương tự như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do hít phải khói thuốc lá. Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng cao hơn ở người vừa có phơi nhiễm nghề nghiệp lại vừa hút thuốc, bên cạnh đó, tiến triển xấu đi của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng nhanh hơn và nặng hơn.
Trong môi trường nông nghiệp, nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được chứng minh rõ ràng ở những người tiếp xúc nhiều với bụi thực vật, các protein động vật hoặc tiếp xúc với các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm. Kiểu phơi nhiễm này thường gặp ở những người chăn nuôi lợn, công nhân xưởng cưa, công nhân sản xuất các sản phẩm của sữa.
Trong công nghiệp dệt, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được biết đến và được mô tả ở những người có tiếp xúc với bụi bông trong quá trình xử lý.
Trong môi trường công nghiệp, công nhân mỏ than, mỏ sắt là những người dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hiện nay các bác sĩ của các nhà máy xí nghiệp đã theo dõi đều đặn chức năng thông khí phổi ở những công nhân phơi nhiễm với các yếu tố nghề nghiệp. Hàng năm xét nghiệm đo chức năng hô hấp cho những người này được kiểm tra. Ở các nước phương tây việc cải thiện điều kiện làm việc cũng như phát triển các phương pháp phòng bệnh (đeo khẩu trang lọc được các thành phần độc hại trong khí thở) đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
PGS.TS. Ngô Quý Châu, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thanh Hồi

Tin liên quan ...