Tại sao tôi lại thiếu oxy trong máu ?
Những bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi có đợt cấp hoặc những trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn cuối thường có tình trạng tắc nghẽn đường thở nhiều, nhu mô phổi bị phá hủy nhiều, do vậy ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng cung cấp oxy của phổi
Để cung cấp oxy cho các cơ quan, các mô, cơ thể cần một có một lượng oxy tối thiểu trong máu và phụ thuộc vào:
– Nồng độ oxy trong khí thở (phụ thuộc vào độ cao)
– Chất lượng của quá trình trao đổi oxy trong phổi
– Bề mặt phế nang tham gia trao đổi khí
– Lưu lượng máu (phụ thuộc vào chức năng tim có thể bơm máu đi khắp cơ thể, chất lượng các mạch máu tải máu chứa oxy đến cơ, các cơ quan và các mô cơ thể).
– Khả năng vận chuyển oxy của máu: thiếu hemoglobin (hoặc thiếu máu) làm giảm lượng oxy được vận chuyển đến cơ quan, nhiễm độc khí CO cũng làm giảm lượng oxy được vận chuyển đến cơ quan do khí CO dễ gắn vào hemoglobin hơn oxy, nó thay thế oxy mà không đảm đương được chức năng của oxy và có thể gây nên tình trạng thiếu oxy nặng.
Khi bạn bị COPD giai đoạn nặng, tình trạng khó thở của bạn do bản thân tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, bên cạnh đó còn do tổn thương ở thành các phế nang (nơi xảy ra sự trao đổi khí oxy lấy khí CO2). Bệnh càng nặng, lớp màng phế nang này cũng càng bị tổn thương nhiều hơn, do vậy ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự lưu thông không khí và trao đổi khí oxy lấy CO2 ở bề mặt lớp màng phế nang này.
PGS.TS. Ngô Quý Châu, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thanh Hồi
Tin liên quan ...
- Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2016 31/12/2015
- Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2015 23/03/2015
- Liệu pháp mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 18/03/2015
- So sánh hiệu quả của thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với thuốc kháng cholinergic trong điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao tuổi 15/02/2015
- Dùng Azithromycin hàng ngày làm giảm tần xuất đợt cấp COPD 15/02/2015