Tình hình mắc ung thư phổi trên thế giới

U phổi là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở nam giới, bệnh khá thường gặp và có liên quan chặt chẽ tới hút thuốc lá. Tỷ lệ bệnh liên tục gia tăng, chủ yếu do tình hình hút thuốc lá chưa được kiểm soát và ô nhiễm môi trường tiếp tục […]

U phổi là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở nam giới, bệnh khá thường gặp và có liên quan chặt chẽ tới hút thuốc lá. Tỷ lệ bệnh liên tục gia tăng, chủ yếu do tình hình hút thuốc lá chưa được kiểm soát và ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng

Những đặc điểm lâm sàng của ung thư phổi đã được Laennec (1781 – 1826), một bác sĩ người Pháp mô tả lần đầu tiên trong y văn vào năm 1805. Hơn 100 năm sau (1912), Adler I. đã thu thập được 375 trường hợp ung thư phổi. Năm 1950, lần đầu tiên người ta đã chứng minh mối liên quan giữa ung thư phổi với thuốc lá và nhận thấy rằng 80% các UTP liên quan với yếu tố môi trường, chế độ ăn uống, khói thuốc lá, sự nhiễm độc nước, không khí, điều kiện lao động… Nếu có nhiều yếu tố phối hợp thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao.

Ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở 35 nước trên thế giới. Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là 5:1. Trong số bệnh nhân mắc ung thư phổi chỉ có 25 – 40% ung thư phổi nguyên phát có thể phẫu thuật cắt bỏ sau khi chẩn đoán. ung thư phổi chiếm trên 90% các u phổi, là loại ung thư hay gặp nhất.

Các số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ mắc ung thư phổi trên thế giới đã tăng gấp 4 lần trong vòng 10 năm (1980 – 1990). Năm 2002, theo Parkin DM, và cộng sự, số ung thư phổi mới mắc trên toàn thế giới đã lên tới 1,35 triệu trường hợp, chiếm 12,4% tổng số các loại ung thư, tần xuất mắc ung thư phổi ở nam là 35,5/100.000 dân, ở nữ là 12,1/100.000 dân. Số tử vong do ung thư phổi là 1,15 triệu trường hợp mỗi năm, chiếm 17,6% tổng số tử vong do ung thư, trong đó 49,9% các trường hợp mới mắc là ở các nước đang phát triển. ung thư phổi không còn là bệnh chủ yếu ở nam giới như những năm 1930 – 1950 mà hiện nay cũng là bệnh phổ biến ở nữ giới, tỷ lệ ung thư phổi ở nữ giới từ năm 1985 đến 1999 đã tăng bằng 1/2 so với nam giới cùng thời điểm và tỷ lệ này bằng với tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới năm 1959. ung thư phổi ở nữ giới tại các nước phát triển đã tăng lên từ 10,8/100.000 dân lên tới 37,5/100.000 dân và có xu hướng tiêp tục tăng do tỷ lệ phụ nữ hút thuốc chưa giảm.

wpid-wp-14105371490221

 

Trên thế giới tỉ lệ mắc bệnh cao nhất (100/100.000 dân) ở vùng New Orleans (Hoa kỳ) và Maoris (New Zealand), tiếp theo là ở Vương quốc Anh và Hà Lan. Tỉ lệ mắc bệnh thấp là ở Châu Phi và Nam á (<3/100.000 dân).
Ở Anh, năm 1969, tỉ lệ ung thư phổi là 104,0/10 vạn dân ở nam và 20,2/10 vạn dân ở nữ. Từ 1983 – 1987, nước Anh được xếp vào nhóm 4 nước có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao nhất châu Âu (cùng với Hà lan, Bỉ, Luxembourg) với số mới mắc hàng năm khoảng 30.000 người, tỷ lệ chết là 300/10 vạn dân. Năm 1991 ung thư phổi là nguyên nhân tử vong của 22.000 nam và 10.000 nữ.

Theo Hội nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer), năm 2004 tại Châu âu có khoảng 2.886.800 trường hợp ung thư mới được phát hiện và 1.711.000 trường hợp tử vong do ung thư. Hầu hết các trường hợp mới mắc là ung thư phổi (13,2%), sau đó là ung thư đại tràng (13,0%), và ung thư vú (12,8%). Ung thư phổi vẫn đứng hàng đầu trong các nguyên nhân chết do ung thư (20%), sau đó là ung thư đại tràng (11,9%) và ung thư dạ dày (8,1%).

Tại Hoa Kỳ, năm 2007 ước tính có khoảng 160.390 trường hợp tử vong, chiếm 29% tổng số tử vong do ung thư. Từ năm 1987 số phụ nữ tử vong do ung thư phổi ngày càng tăng, cao hơn cả ung thư vú, gần đây đạt dạng cao nguyên. Ngược lại tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở nam giới giảm liên tục từ năm 1991 đến 2003, khoảng 1,9%/năm. Xu hướng này phản ánh tỷ lệ hút thuốc ở Hoa Kỳ giảm dần trong 30 năm qua. Tuy nhiên ung thư phổi là một trong những loại ung thư tiến triển nhanh, di căn sớm, tỷ lệ tử vong cao, đến thời điểm phát hiện bệnh chỉ có 15% bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn chưa có di căn, trong khi đó 25% đã có di căn vào hạch địa phương và có tới 55% di căn xa, 62% bệnh nhân khi vào viện không còn khả năng phẫu thuật và hạn chế các biện pháp điều trị khác.

Ở Pháp, năm 2.000, có 27.743 người mắc ung thư phổi trong đó 83% ở nam giới, 27.164 người tử vong do ung thư phổi, trong đó cũng 83% ở nam giới, là nguyên nhân hàng đầu ở nam giới. Năm 1995 chỉ có 3137 người bị ung thư phổi ở nữ giới. Năm 2000 có 4591 người bị ung thư phổi ở nữ giới và 4.515 người tử vong do ung thư phổi ở nữ giới. Theo ước tính những năm sắp tới sẽ có 30.000 người tử vong do ung thư phổi.

Ở Bỉ tỷ lệ mắc ung thư phổi trong cộng đồng là 77,16/100.000 dân. Tại Nhật Bản từ năm 1950 đến nay số người mắc ung thư phổi đã tăng gấp 10 lần ở nam giới và 8 lần ở nữ giới.

Sự gia tăng nhanh chóng của ung thư phổi không chỉ ở các nước phát triển, mà hiện nay bệnh cũng đang tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Năm 2000 tại Thượng Hải – Trung Quốc tử vong do ung thư phổi tăng lên từ 25,2 – 40/100.000 dân với mức gia tăng hàng năm là 1,79%, tỷ lệ mắc ở nam là 72,8/100.000, ở nữ là 30/100.000, tỷ lệ bệnh nhân sống thêm 5 năm là 7,1%. Mặc dù y học đã tích cực nghiên cứu ung thư phổi trong 10 năm qua, song tỷ lệ sống thêm 5 năm sau chẩn đoán bệnh vẫn chỉ từ 10 – 13%.

Tin liên quan ...