Tôi cần làm gì để tránh tác dụng phụ của thuốc chống lao ?
Khi điều trị lao phổi, thông thường bạn phải dùng từ 4-5 loại thuốc. Việc dùng rất nhiều thuốc khác nhau làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ
Để tránh các tác dụng phụ của thuốc chống lao bạn cần:
1. Khám bác sỹ thường xuyên: đặc biệt trong giai đoạn điều trị tấn công. Thông thường các bác sỹ khuyến cáo bạn nên đi khám lại 2 tuần 1 lần trong giai đoạn này. Khi điều trị ở giai đoạn củng cố, bạn được dùng ít thuốc chống lao hơn, ở giai đoạn này bạn nên đi khám 1 tuần 1 lần
2. Tự theo dõi: bạn cần tự theo dõi các biểu hiện như:
– Nổi mẩn ngứa toàn thân: đây là biểu hiện dị ứng với các thuốc chống lao
– Mệt mỏi, nôn mửa: biểu hiện này thường xuất hiện ngay sau dùng thuốc chống lao
– Vàng mắt, vàng da, củng mạc mắt vàng tăng dần
– Đau các khớp xương: khớp gối, khớp cổ tay, khớp cổ chân…
– Mắt khô, nhìn mờ hoặc không phân biệt được màu đỏ, màu xanh
– Đi đứng không vững, phải vịn tay vài tường hoặc cầu thang để đi
– Giảm khả năng nghe, phải nói to mới nghe rõ
– Khi xuất hiện các biểu hiện nêu trên, bạn cần liên hệ ngay với bác sỹ hoặc đến khám lại ngay tại bệnh viện hoặc các phòng khám để có hướng xử trí kịp thời
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
Tin liên quan ...
- Một số biện pháp làm loãng đờm 11/02/2015
- Đốt điện cao tần điều trị các u, sẹo hẹp khí phế quản 11/02/2015
- Trình tự tiến hành sinh thiết phổi xuyên thành ngực 11/02/2015
- Soi phế quản là gì ? 11/02/2015
- Kỹ thuật sinh thiết cắt xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính 11/02/2015