Viêm phổi – Bệnh lý thường gặp

Viêm phổi là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi. Tình trạng viêm xảy ra ở phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi. Bệnh gây ra do vi khuẩn, vi rút, nấm, nhưng không do trực khuẩn lao. Viêm phổi là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi. Tình […]

Viêm phổi là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi. Tình trạng viêm xảy ra ở phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi. Bệnh gây ra do vi khuẩn, vi rút, nấm, nhưng không do trực khuẩn lao.

Viêm phổi là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi. Tình trạng viêm xảy ra ở phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi. Bệnh gây ra do vi khuẩn, vi rút, nấm, nhưng không do trực khuẩn lao.

Viêm phổi là bệnh rất thường gặp. Hàng năm, tại Mỹ có từ 2 triệu tới 3 triệu trường hợp viêm phổi, trong đó 20% các bệnh nhân phải nhập viện. Tỷ lệ tử vong với các bệnh nhân điều trị ngoại trú là 1-5%, trong khi đó, tỷ lệ tử vong với các bệnh nhân điều trị nội trú là 15-30% (đây là những bệnh nhân mắc bệnh nặng do vậy phải cho nhập viện điều trị). Tại Nhật Bản, hàng năm có từ 50 – 70/100.000 bệnh nhân tử vong do viêm phổi và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4.
Ở nước ta, theo Tiến sỹ Chu Văn Ý (nguyên trưởng khoa Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai) viêm phổi chiếm 12% các bệnh phổi
Tuỳ theo vị trí tổn thương, viêm phổi được chia thành viêm phổi trái, viêm phổi phải hoặc viêm phổi thuỳ và phế quản phế viêm. Tuy nhiên hiện nay, nhiều tác giả chia viêm phổi theo đặc điểm địa dư của vi khuẩn gây bệnh, do vậy viêm phổi được chia thành:

– Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng: thể viêm phổi này do vi khuẩn ở môi trường sống ngoài cộng đồng gây ra, do vậy ít xảy ra kháng thuốc, bệnh thường nhẹ, đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh, ngay cả những kháng sinh thông thường.

– Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện: bệnh do các chủng vi khuẩn cư trú trong môi trường bệnh viện gây ra, nhữngchủng vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc cao, do vậy bệnh thường nặng, việc điều trị rất khó khăn, đôi khi không tìm được kháng sinh dùng cho bệnh nhân, do vi khuẩn đã kháng với tất cả các thuốc kháng sinh hiện có.

TS. Nguyễn Thanh Hồi – khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai

Tin liên quan ...