Đo chức năng hô hấp là gì ?
Đo chức năng hô hấp là biện pháp sử dụng máy đo các dòng khí khi hít vào, thở ra, từ đó tính toán được nhiều chỉ số chức năng phổi quan trọng
Bình thường mỗi khi thở, chúng ta đã hít vào và rồi sau đó lại thở ra một thể tích khí nhất định (gọi là thể tích khí lưu thông). Tuy nhiên, sau khi đã hít vào và thở ra bình thường, chúng ta vẫn có thể hít vào và thở ra thêm được một thể tích khí nhất định nữa – lượng khí hít vào và thở ra thêm đó đuợc gọi là thể tích khí dự trữ hít vào và thể tích khí dự trữ thở ra. Sau khi đã thở ra hết sức, trong phổi chúng ta vẫn còn một lượng khí nhất định, lượng khí này có vai trò giúp nhu mô phổi không bị xẹp hoàn toàn, đây được gọi là thể tích khí cặn.
Để đánh giá chức năng thông khí của phổi, cần đánh giá một cách đầy đủ và chính xác những thể tích khí đã nêu trên, điều này được gọi là “Đo chức năng thông khí phổi”. Để tiến hành việc này, thông thường phải sử dụng một thiết bị gọi là hô hấp ký (Spirometry). Bên cạnh việc đo các thể tích nêu trên, máy còn tính toàn để đưa ra các thông số như:
Dung tích sống = thể tích khí lưu thông + thể tích khí dự trử hít vào + thể tích khí dự trữ thở ra.
Dung tích sống thở mạnh: cũng chính là dung tích sống, nhưng khi đo, nhân viên y tế thường yêu cầu bạn phải thở mạnh và nhanh hết sức.
Trong quá trình đo chức năng thông khí phổi khi bạn thở mạnh, máy đo sẽ tính được thể tích khí bạn thở mạnh trong giây đầu tiên được gọi là “thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tiên”.
Cũng dựa trên các thông số đo được, máy sẽ tự động tính toán để đưa ra các chỉ số như: chỉ số Tiffeneau, chỉ số Gaensler…
Những thể tích khí, dung tích khí và chỉ số nêu trên vô cùng quan trọng trong việc xác định chức năng thông khí phổi của bạn
Ngày nay, việc đo chức năng thông khí phổi đã trở nên rất phổ biến, bạn có thể biết được chức năng thông khí phổi của mình sau 30 phút. Bạn có thể đo chức năng thông khí phổi tại các cơ sở y tế chuyên sâu về bệnh phổi như: khoa Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện lao – bệnh phổi trung ương, Bệnh viện Chợ rẫy, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng…
TS. Nguyễn Thanh Hồi – Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng
Tin liên quan ...
- Vai trò của cúm trong bệnh hen phế quản 11/02/2017
- Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2016 31/12/2015
- Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2015 23/03/2015
- Liệu pháp mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 18/03/2015
- Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong điều trị hen phế quản ở người lớn 15/02/2015