Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chẩn đoán như thế nào ?

Việc chẩn đoán xác định có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa chủ yếu vào: (1) Tiền sử có tiếp xúc yếu tố nguy cơ gây bệnh như: hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc khói, bụi... (2) Triệu chứng lâm sàng: bệnh nhân có ho, khạc đờm, khó thở .... (3) Đo chức năng hô hấp thấy hình ảnh rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chẩn đoán dựa chủ yếu trên những người hút thuốc lá, thuốc lào kéo dài, nay xuất hiện các triệu chứng mạn tính như ho, khạc đờm, khó thở. Chẩn đoán được khẳng định khi thấy có rối loạn thông khí tắc nghẽn cố định. Rối loạn này được xác định chính xác bằng phế dung kế (hơn là đo bằng lưu lượng đỉnh kế)
Nhiều bệnh nhân chỉ có triệu chứng khi có đợt bùng phát, nhiều bệnh nhân đôi lúc có ho, hoặc khó thở nhưng không xem đó là triệu chứng của bệnh phổi. Một số bệnh nhân có khó thở gắng sức hoặc ho khạc đờm kéo dài, nhiều trường hợp có ho khạc đờm về buổi sáng và họ xem đó là biểu hiện bình thường ở người hút thuốc hoặc như là tiến triển bình thường khi tuổi cao.
Nhìn chung cần hướng tới chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở những người > 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, hoặc tiếp xúc khói, bụi kéo dài.
PGS.TS. Ngô Quý Châu, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thanh Hồi

Tin liên quan ...