Bức xạ ion hóa có gây ra ung thư phổi không ?
Bức xạ phát ra từ một nguồn phát (như mặt trời hay máy phát bức xạ,…), ví dụ ánh sáng nhìn thấy cũng là một dạng bức xạ, nhiệt cũng là bức xạ hay những vụ nổ tại nhà máy điện nguyên tử, hoặc các bức xạ từ máy chụp X quang ...
Một số dạng bức xạ ion hóa phổ biến hiện đang được nhắc tới nhiều, có khả năng gây ung thư như hạt alpha, hạt beta, tia gamma, tia X. Hạt alpha (tia α) là hạt nhân He (He2+) bị phân rã ở trạng thái kích thích để cho phân rã gamma nhằm giải phóng năng lượng; hạt beta là tên chung cho các điện tử (e-, β-) và positron (e+, β+) trong quá trình phân rã beta.
Nguồn bức xạ chính là từ bức xạ thiên nhiên, các tia vũ trụ, đất, vật liệu xây dựng, nguồn do chính con người tạo ra trong chẩn đoán y học
Bức xạ ion có thể gây ung thư ở hầu như tất cả các cơ quan trong đó có gây ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các công nhân có tiếp xúc với các nguồn bức xạ ion hóa có nguy cơ ung thư phổi cao hơn rõ rệt so với nhóm không tiếp xúc, tuy nhiên tác giả cũng nhấn mạnh, nguy cơ ung thư tăng cao còn liên quan một phần với lối sống của các công nhân.
TS. Nguyễn Thanh Hồi – Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng
Tin liên quan ...
- Nội soi phế quản trong chẩn đoán ung thư phổi 07/03/2020
- Vai trò của các dấu ấn ung thư trong chẩn đoán ung thư phổi 08/01/2016
- Các biến chứng thường gặp trong sinh thiết u phổi xuyên thành ngực 03/01/2016
- Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán u phổi 03/01/2016
- PET CT là gì và vai trò trong chẩn đoán ung thư phổi 02/01/2016