Kết quả điều trị phẫu thuật cho các bệnh nhân lớn tuổi có chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm

Đại cương: Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới. Tỷ lệ các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) sẽ tiếp tục gia tăng trong những thập kỷ tới.

Phương pháp:
Sử dụng số liệu từ Hội Phẫu thuật tim mạch và Hội Lồng ngực Pháp. Tổng số lần can thiệp là trên 140.000 lần can thiệp ở 98 trung tâm. Số liệu nghiên cứu thu thập từ tháng 1/2004 đến thàng 12/2008 có tổng số 1.969 bệnh nhân có tuổi ≥ 70 và có chẩn đoán NSCLC giai đoạn I và II, và lấy tương ứng 1.969 bệnh nhân có tuổi < 70, tương, điểm gây mê của Hội Gây mê Mỹ, toàn trạng, FEV1. So sánh hai nhóm về kết quả phẫu thuật và hậu phẫu.
Kết quả:
Không bóc hạch tiệt căn thường thấy hơn ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi (14%, n = 269) so với nhóm bệnh nhân trẻ hơn (9%, n = 170) ( P < 0,0001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm bệnh nhân cao tuổi và nhóm thấp tuổi về loại phẫu thuật: (cắt bỏ cả phổi: 8% [n = 164] so với 11% [n = 216]; cắt thùy phổi: 79% [n = 1.559] so với 77% [n = 1.521]; cắt hai thùy phổi: 4% [n = 88] so với 5% [n = 97]; cắt một phần thùy phổi: 7% [n = 143] so với 6% [n = 118]; P < 0,08). Sự khác biệt về số lượng ( P < 0,07) và mức độ nặng ( P < 0,69) của các biến chứng là không có ý nghĩa. Tỷ lệ tử vong hậu phẫu ở các bệnh nhân lớn tuổi cao hơn ở thời điểm kết thúc 30 ngày: 3.6% [n = 70] so với 2.2% [n = 43] [ P <0,01]; 60 ngày: 4.1% [n = 80] so với 2.4% [n = 47] [ P < 0,003]; 90 ngày: 4.7% [n = 93] so với 2.5% [n = 50] [ P < 0,0002]).
Kết luận:
Những người già mắc NSCLC có tuổi ≥ 70 không nên từ chối phẫu thuật do tỷ lệ tử vong ở mức chấp nhận được khi so sánh với nhóm có tuổi trẻ hơn.
TS. Nguyễn Thanh Hồi dịch tóm tắt từ: CHEST 2011; 140(4):874–880

Tin liên quan ...