COPD
-
Điều gì xẩy ra trong phế quản của tôi khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của tôi tiến triển ?
Khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển, các phế quản của bệnh nhân bị tổn thương nhiều hơn, các thành phế quản viêm dầy, xơ hóa, cơ trơn phế quản bị co thắt, phì đại, niêm mạc phế quản tăng tiết nhầy. Bên cạnh đó, phổi cũng bị tổn thương nhiều, gây giãn phế nang nặng
-
Tại sao tôi lại thiếu oxy trong máu ?
Những bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi có đợt cấp hoặc những trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn cuối thường có tình trạng tắc nghẽn đường thở nhiều, nhu mô phổi bị phá hủy nhiều, do vậy ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng cung cấp oxy của phổi
-
Có mối liên hệ nào giữa tim và phổi của tôi không ?
Tim và phổi có liên quan chặt chẽ với nhau. Liên quan thấy rõ nhất là về mặt cấu trúc, vị trí giải phẫu. Cả hai cơ quan này đều nằm trong lồng ngực, tim được nằm giữa hai phổi. Về chức năng: tim bơm máu lên phổi, ở đó, phổi với chức năng đưa không khí vào và ra khỏi phổi, từ đó giúp cung cấp oxy và thải trừ khí CO2 ra khỏi máu
-
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có ảnh hưởng gì đến tim không ?
Do tim và phổi có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau, nên bệnh lý ở phổi chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới tim. Khi phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, các mạch máu ở phổi bị co thắt, do vậy làm tim phải hoạt động nhiều hơn. Lâu dần sẽ gây suy tim phải, rồi suy tim toàn bộ
-
Có phải hút thuốc lá tất yếu sẽ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ?
Hút thuốc là căn nguyên hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp hút thuốc đều sẽ phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
-
Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ?
Có thể nói có hai nhóm nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhóm nguyên nhân tác động từ bên ngoài: hút thuốc lá, hút thuốc lào, tiếp xúc khói, bụi… và nhóm các căn nguyên từ bên trong người bệnh như: bất thường về gen, tính tăng phản ứng niêm mạc đường thở …
-
Tại sao khói thuốc lá lại độc với các phế quản của tôi ?
Trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc, nhiều chất gây ung thư. Khi hút thuốc, khói thuốc sẽ gây tổn thương toàn bộ cả phế quản, phổi, tim mạch và nhiều bộ phận khác trên cơ thể
-
Hút tẩu, hút xì gà có độc hơn thuốc lá điếu không ? Hút thuốc lá quấn có gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay không ?
Hút bất cứ dạng thuốc nào cũng có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thậm chí, chỉ cần bạn hít thường xuyên khói thuốc do người khác hút rồi phả ra xung quanh cũng có thể gây bệnh cho bạn.
-
Những công việc tôi đang làm có gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không ?
Không phải tất cả các nghề đều gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tuy nhiên, những nghề nghiệp có môi trường bụi và ô nhiễm nhiều thường gây có nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn
-
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có phải là một bệnh di truyền hay không ?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, trong các yếu tố này, gen cũng đóng một vai trò nhất định. Việc thiếu hụt men alpha 1 antritrypsin do gen chi phối là nguyên nhân xuất hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sớm ở một số người
-
Yếu tố gen có đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nhiều người hút thuốc rất nhiều không gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhưng lại có những người, đôi khi chỉ hít phải khói thuốc do những người khác hút phả ra xung quanh mà đã mắc căn bệnh này. Sự khác biệt này do yếu tố gen chi phối
-
Tôi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, liệu con tôi có mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay không ?
Con của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể không mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu như họ tránh hoàn toàn việc tiếp xúc các yếu tố nguy cơ gây bệnh ngay từ đầu
-
Ô nhiễm có vai trò gì đối với sự xuất hiện và phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ?
Ô nhiễm không khí làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bên cạnh đó, ô nhiễm không khí còn làm cho những người đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ cao xuất hiện các đợt cấp phải nhập viện điều trị.
-
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chẩn đoán như thế nào ?
Việc chẩn đoán xác định có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa chủ yếu vào: (1) Tiền sử có tiếp xúc yếu tố nguy cơ gây bệnh như: hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc khói, bụi… (2) Triệu chứng lâm sàng: bệnh nhân có ho, khạc đờm, khó thở …. (3) Đo chức năng hô hấp thấy hình ảnh rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn
-
Xét nghiệm nào cho phép tôi biết rằng tôi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ?
Khi chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhiều bác sỹ hiện chỉ dựa vào thăm khám lâm sàng, chụp x quang phổi mà bỏ quên vai trò của đo chức năng hô hấp – Đây là thăm dò quan trọng nhất trong chẩn đoán xác định bệnh
-
Tại sao lại phải đo chức năng hô hấp ?
Đo chức năng hô hấp có giá trị quan trọng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Với kết quả chức năng hô hấp thu được, bên cạnh việc cho phép chẩn đoán xác định bệnh, chức năng hô hấp còn giúp phân mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
-
Tôi có thể đo chức năng hô hấp ở đâu ?
o chức năng hô hấp ở đâu ? Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều nơi có thể đo được chức năng hô hấp: bạn có thể đến các bệnh viện tỉnh, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng …
-
Có nên tiêm phòng cúm cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ?
Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm 2 mục tiêu chính: (1) ngăn ngừa diễn biến xấu của bệnh và (2) ngăn không cho các đợt cấp của bệnh xuất hiện. Từ đó tiến tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
-
Những thăm dò giúp chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ?
Trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các câu hỏi thường được đặt ra bao gồm: (1) có chắc chắn người bệnh có chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ? (2) bệnh hiện đang nặng ở mức độ nào ? (3) bệnh đã có biến chứng gì hay chưa ? (4) có cần áp dụng thêm trị liệu gì đặc biệt ở trường hợp này không ?
-
Thử nghiệm giãn phế quản là gì ?
Ở những bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hen phế quản, khi đo chức năng hô hấp phát hiện có rối loạn thông khí tắc nghẽn, khi đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm test hồi phục phế quản. Vậy, test hồi phục phế quản là gì ? và test này có vai trò gì ? chúng được làm như thế nào ?
-
Đo chức năng hô hấp được thực hiện bằng cách nào ? phương pháp nào ?
Có nhiều cách đo, cũng như nhiều phương pháp đo chức năng hô hấp hiện đang được sử dụng trong thực hành lâm sàng, có thể tham khảo dưới đây:
-
Khí máu động mạch là gì ?
Thông thường, máu sau khi tiếp nhận đầy đủ oxy khi qua phổi, sẽ được đưa về tim, từ đây tim đưa máu đi khắp cơ thể bằng cách bơm máu vào các động mạch. Sau khi máu giàu oxy đi qua tổ chức, tế bào nhận oxy và thải khí cacbonic để quay trở lại tim, được đưa lên phổi và từ đó thải ra ngoài
-
X quang phổi có ý nghĩa theo dõi ở những người hút thuốc lá hay không ?
X- quang phổi không có giá trị để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ngoại trừ trường hợp bệnh tiến triển ở những giai đoạn nặng. Tuy nhiên x quang phổi sẽ được chụp thường quy ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhằm mục đích loại trừ các bệnh phổi khác có triệu chứng lâm sàng tương tự (ho, khạc đờm).
-
Thử nghiệm đi bộ là gì ?
Thử nghiệm đi bộ là một xét nghiệm cho phép đánh giá khả năng hoạt động của tất cả mọi đối tượng khỏe mạnh hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nó được chỉ định trong trường hợp có khó thở xuất hiện khi gắng sức hoặc tăng lên do gắng sức.
-
Chụp X quang phổi có thực sự cần thiết trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ?
Chụp X quang ngực ít có giá trị trong chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tuy nhiên lại có giá trị quan trọng trong chẩn đoán phân biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với các bệnh phổi khác như: giãn phế quản, lao phổi, ung thư phổi…