COPD
-
Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường hô hấp
Bạn hoặc người thân của bạn có bị nhiễm trùng đường hô hấp không ? Dấu hiệu nào giúp nhận biết rằng bạn hoặc người thân của bạn đang có nhiễm trùng đường hô hấp ? Có thể dễ dàng nhận ra khi bạn dựa vào các dấu hiệu sau:
-
Các bệnh hô hấp thường gặp trong mùa lạnh
Mùa đông xuân là mùa các bệnh phổi – phế quản phát triển mạnh: người chưa mắc bệnh thì dễ mắc, người đang mắc thì bệnh có xu hướng tǎng nặng, người đã chữa khỏi thì bệnh dễ tái phát.
Mùa đông xuân là mùa các bệnh phổi – phế quản phát triển mạnh: người chưa mắc bệnh thì dễ mắc, người đang mắc thì bệnh có xu hướng tǎng nặng, người đã chữa khỏi thì bệnh dễ tái phát.
Các yếu tố làm cho bệnh phổi – phế quản dễ phát triển, tǎng nặng, tái phát trong mùa đông xuân là do thời tiết: độ ẩm cao, khí áp thấp, nhiệt độ thấp, cộng thêm khả nǎng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm mốc, bụi phấn hoa, ký sinh trùng…) phát triển thuận lợi. -
COPD là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh viêm niêm mạc đường thở mạn tính, gây rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục
-
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có phải là một bệnh thường gặp không ?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh khá thường gặp. Trên toàn thế giới có khoảng 300 triệu bệnh nhân. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ở những người > 40 tuổi là 4,2%.
-
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có xu hướng giảm đi không ?
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng: tỷ lệ mắc của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ gia tăng trong thời gian tới
-
Có sự khác nhau giữa viêm phế quản cấp (VPQ), viêm phế quản mạn tính (VPQMT) và COPD không?
Viêm phế quản cấp là bệnh diễn biến cấp tính, bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn, trong khi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh tiến triển nặng dần, liên tục theo thời gian
-
Các giai đoạn khác nhau của COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chia làm 4 giai đoạn: I, II, III, IV. Việc phân chia mức độ nặng của bệnh phụ thuộc chủ yếu và mức độ giảm của chức năng hô hấp. Hiện nay, đã xuất hiện các đánh giá mức độ nặng dựa thêm vào tần xuất đợt cấp, mức độ nặng của triệu chứng …
-
Nguy cơ mắc COPD của nữ giới có ngang bằng với nam giới không ?
Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của nam giới và nữ giới là ngang nhau. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện gặp nhiều hơn ở nam giới chủ yếu là do nam giới hút thuốc nhiều hơn nữ giới
-
COPD tiến triển nhanh hay chậm ?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có tiến triển khá chậm, âm thầm. Nhiều trường hợp khi được chẩn đoán bệnh đã ở giai đoạn nặng
-
Vậy tôi có hy vọng chữa khỏi bệnh không ?
COPD là bệnh có thể dự phòng và điều trị được. Việc điều trị tuy không giúp khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng giúp ngăn ngừa các đợt cấp, và làm chậm đi sự tiến triển của bệnh
-
Vai trò của Indacaterol (Onbrez) trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Indacaterol hiện đã được chứng minh là thuốc an toàn trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
-
COPD có nặng lên ngay lập tức không ? Tôi có thể chết vì bệnh này không ?
COPD thường có diễn biến nặng dần theo thời gian. Bệnh sẽ nặng lên nhanh mỗi khi có đợt cấp
-
COPD có giống hen phế quản (HPQ) không ?
Biểu hiện lâm sàng của COPD và hen phế quản thường khá giống nhau. Nhiều bệnh nhân COPD đã được chẩn đoán nhầm là hen phế quản và ngược lại. Việc phân biệt rõ hai bệnh lý này có vai trò quan trọng trong điều trị và theo dõi bệnh về sau
-
Giãn phế nang hay khí thũng phổi là gì ?
Giãn phế nang là tình trạng lòng các phế nang giãn rộng. Giãn phế nang có thể tập trung tại trung tâm tiểu thùy (Giãn phế nang trung tâm tiểu thùy), hoặc lan tỏa toàn bộ tiểu thùy (Giãn phế nang toàn tiểu thùy), hoặc khu trú sát dưới màng phổi
-
Anpha 1- antitrypsin là gì ?
Anpha 1- antitrypsin là một loại men, góp phần quan trọng trong việc xuất hiện giãn phế nang nặng ở các bệnh nhân COPD
-
Suy hô hấp cấp là gì ?
Suy hô hấp là biểu hiện thường gặp trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bệnh nhân COPD
-
Suy hô hấp cấp là gì ?
Suy hô hấp là tình trạng hệ thống hô hấp không cung cấp đủ oxy cho các hoạt động của cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây suy hô hấp, trong đó, COPD là nguyên nhân khá thường gặp
-
Đợt cấp COPD là gì ?
Ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tiến triển của bệnh nếu bệnh nhân khó thở tăng, khạc đờm tăng, hoặc đờm mủ (đờm màu xanh, màu vàng hoặc đục), thì người ta gọi đó là đợt cấp của bệnh. Nếu đợt cấp xảy ra ở những bệnh nhân thuộc giai đoạn nhẹ […]
-
Ai sẽ là người điều trị và theo dõi cho tôi ? bác sĩ đa khoa hay bác sĩ chuyên khoa?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh tiến triển mạn tính, do vậy, cần được theo dõi và điều trị đến hết đời. Các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do đó nên được theo dõi bởi các chuyên gia hô hấp
-
Tại sao tôi thường xuyên bị ho và khạc đờm vào buổi sáng ?
Khạc đờm vào buổi sáng là biểu hiện thường gặp, do cơ chế vận chuyển đờm liên tục của niêm mạc đường thở lên phía trên, sau đó hoặc ho khạc ra ngoài, hoặc nuốt xuống dạ dày
-
Tại sao chân của tôi bị phù ?
Suy tim phải là diễn biến tất yếu, và xuất hiện trong giai đoạn cuối của các bệnh nhân có COPD
-
Tại sao tôi thường xuyên bị nhiễm trùng ở đường hô hấp ?
Các bệnh nhân COPD thường có nguy cơ nhiễm trùng hô hấp tái đi tái lại. Nguyên nhân thường do tiếp xúc thường xuyên các yếu tố nguy cơ, các lông chuyển biểu mô đường hô hấp bị tổn thương
-
Tôi có nguy cơ bị thiếu oxy không ? Nếu có thì ở thời điểm nào ?
Các bệnh nhân COPD thường sẽ có thiếu oxy khi bệnh ở giai đoạn nặng, khi có suy hô hấp mạn tính
-
Tôi ngủ không tốt đó có phải do COPD không ?
Rối loạn giấc ngủ thường không phải là triệu chứng của COPD. Tuy nhiên, ở những trường hợp bệnh giai đoạn cuối, có thể có biểu hiện rối loạn giấc ngủ do thiếu oxy, thừa khí CO2
-
Tôi ngủ ngáy có liên quan gì với COPD không ?
Ngủ ngáy thường không có liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân có đồng thời cả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hội chứng ngừng thở khi ngủ